Gia đình hiến máu lần thứ mấy thì Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Giấy khen?
- Gia đình hiến máu lần thứ mấy thì Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Giấy khen?
- Gia đình hiến máu được tặng Giấy khen có quyền và nghĩa vụ gì?
- Trường hợp phục vụ cấp cứu tai nạn lớn thì gia đình hiến máu có được được khen thưởng đột xuất không?
Gia đình hiến máu lần thứ mấy thì Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Giấy khen?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 122/QĐ-BCĐQG năm 2017 quy định như sau:
Tiêu chuẩn, hình thức tôn vinh, khen thưởng gia đình
1. Gia đình hiến máu lần thứ ba:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Giấy khen.
2. Gia đình hiến máu lần thứ năm:
Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xét tặng Cúp thủy tinh màu đồng hoặc hiện vật khác phù hợp.
4. Gia đình hiến máu lần thứ mười:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xét tặng Cúp thủy tinh màu bạc hoặc hiện vật khác phù hợp.
5. Gia đình hiến máu lần thứ mười lăm:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xét tặng Cúp thủy tinh màu vàng hoặc hiện vật khác phù hợp.
6. Gia đình hiến máu lần thứ hai mươi:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Bằng khen và đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Phù hiệu gia đình 20 lần hiến máu.
7. Gia đình hiến máu lần thứ ba mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Phù hiệu gia đình 30 lần hiến máu và đề nghị Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xét tặng Bằng khen.
8. Gia đình hiến máu lần thứ bốn mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Phù hiệu gia đình 40 lần hiến máu và đề nghị Bộ Y tế xét tặng Bằng khen.
9. Gia đình hiến máu lần thứ năm mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu đồng và Phù hiệu gia đình 50 lần hiến máu.
Đối với gia đình có nhóm máu hiếm Rh(-) đã hiến máu 50 lần (trong đó, các thành viên đã tham gia hiến máu đạt bình quân tối thiểu 7 lần/người), Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu bạc và Phù hiệu gia đình 50 lần hiến máu và cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
10. Gia đình hiến máu lần thứ bảy mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu bạc, Phù hiệu gia đình 70 lần hiến máu (trong đó, các thành viên đã tham gia hiến máu đạt bình quân tối thiểu 10 lần/người) và cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
11. Gia đình hiến máu lần thứ một trăm:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu vàng, Phù hiệu gia đình 100 lần hiến máu và đề nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, tuyên dương tại Lễ tôn vinh những người hiến máu tiêu biểu Việt Nam nhân dịp “Ngày Quốc tế Người hiến máu” -14/6.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc gia đình hiến máu lần thứ ba thì Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Giấy khen.
Gia đình hiến máu
Gia đình hiến máu được tặng Giấy khen có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 122/QĐ-BCĐQG năm 2017 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, gia đình, tập thể được tôn vinh, khen thưởng
Cá nhân, gia đình, tập thể được tôn vinh, khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày, bảo quản, sử dụng hiện vật, danh hiệu được tặng và không cho người khác mượn để phục vụ mục đích riêng.
Như vậy, gia đình hiến máu lần thứ ba được cấp tặng Giấy khen có quyền lưu giữ, trưng bày, bảo quản, sử dụng hiện vật, danh hiệu được tặng và không cho người khác mượn để phục vụ mục đích riêng.
Trường hợp phục vụ cấp cứu tai nạn lớn thì gia đình hiến máu có được được khen thưởng đột xuất không?
Căn cứ Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 122/QĐ-BCĐQG năm 2017 quy định như sau:
Tôn vinh, khen thưởng đột xuất
Trong trường hợp phục vụ cấp cứu, tai nạn lớn, thảm họa, hoặc vì mục đích an ninh quốc phòng cần huy động cá nhân, gia đình, tập thể ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh hoặc liên tỉnh tham gia hiến máu, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia xét tôn vinh, khen thưởng kịp thời và xứng đáng với sự đóng góp của cá nhân, gia đình và tập thể.
Như vậy, trong trường hợp phục vụ cấp cứu tai nạn lớn cần huy động gia đình hiến máu ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia xét tôn vinh, khen thưởng kịp thời và xứng đáng với sự đóng góp gia đình hiến máu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?