Gia hạn nợ là gì? Khách hàng vay tiền từ ngân hàng thương mại được gia hạn nợ khi đáp ứng điều kiện nào?
Ngân hàng thương mại có phải tổ chức tín dụng không?
Theo Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
2. Tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:
a) Ngân hàng thương mại;
b) Ngân hàng hợp tác xã;
c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
d) Tổ chức tài chính vi mô;
đ) Quỹ tín dụng nhân dân;
e) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm:
a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.
...
Theo đó, ngân hàng thương mại là một trong 06 dạng của tổ chức tín dụng và sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật liên quan đến tổ chức tín dụng.
Gia hạn nợ ngân hàng thương mại là gì?
Cũng theo Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có giải thích về gia hạn nợ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ như sau:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi;
b) Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận.
11. Dư nợ gốc bị quá hạn bao gồm:
a) Số dư nợ gốc bị chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;
b) Số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư này.
...
Chiếu theo quy định trên, gia hạn nợ ngân hàng thương mại được hiểu là việc ngân hàng thương mại chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận.
Gia hạn nợ là gì? Khách hàng vay tiền từ ngân hàng thương mại được gia hạn nợ khi đáp ứng điều kiện nào? (hình từ internet)
Khách hàng vay tiền từ ngân hàng thương mại được gia hạn nợ khi đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ như sau:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:
1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.
Theo đó, khách hàng vay tiền từ ngân hàng thương mại có thể được gia hạn nợ khi đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau:
(1) Không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận;
(2) Được ngân hàng thương mại đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay.
Như vậy, nếu anh đáp ứng hai điều kiện kể trên thì có thể sẽ được cho gia hạn thời gian trả nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ mà anh đã vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?