Giá khởi điểm của việc chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ sẽ do ai quyết định?
Chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu là gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định như sau:
"Chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu" là việc chuyển nhượng đồng thời lô cổ phần và khoản nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ tại doanh nghiệp khác theo các phương thức chuyển nhượng vốn quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Luật số 69/2014/QH13).
Theo đó, chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu là việc chuyển nhượng đồng thời lô cổ phần và khoản nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ tại doanh nghiệp khác theo các phương thức chuyển nhượng vốn quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.
Chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ (Hình từ Internet)
Giá khởi điểm của việc chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ sẽ do ai quyết định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định như sau:
Giá khởi điểm
1. Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc Tổng Giám đốc/Giám đốc theo phân cấp) của doanh nghiệp mua bán nợ quyết định giá khởi điểm chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu nhưng không thấp hơn giá trị lô cổ phần cộng với giá trị khoản nợ phải thu theo nguyên tắc sau:
a) Giá trị lô cổ phần để xác định giá khởi điểm lô cổ phần kèm nợ phải thu không thấp hơn giá trị của một cổ phần nhân (x) với số lượng cổ phần chào bán theo lô và theo nguyên tắc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, khoản 12 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và khoản 15 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP.
b) Giá trị khoản nợ phải thu để xác định giá khởi điểm lô cổ phần kèm nợ phải thu không thấp hơn giá trị xác định lại do tổ chức có chức năng thẩm định giá thực hiện. Việc xác định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và pháp luật có liên quan.
2. Việc sử dụng một mức giá khởi điểm để thực hiện chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu theo các phương thức tại Thông tư này phải đảm bảo nguyên tắc thời gian tối đa không quá 06 tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực đến ngày công bố trúng giá chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu (đối với phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh) hoặc tính đến ngày ký hợp đồng chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu (theo phương thức thỏa thuận). Tổ chức có chức năng thẩm định giá được lựa chọn các phương pháp định giá thích hợp theo quy định của pháp luật giá và thẩm định giá để xác định giá khởi điểm; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định giá.
Như vậy, giá khởi điểm của việc chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ sẽ do Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc Tổng Giám đốc/Giám đốc theo phân cấp) của doanh nghiệp mua bán nợ quyết định.
Việc chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện và thẩm quyền quyết định chuyển nhượng
1. Việc chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, khoản 12 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, khoản 15 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và khoản 2 Điều 23 Nghị định số 129/2020/NĐ-CP. Các nội dung không quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định áp dụng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tại thời điểm xây dựng phương án chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu, trường hợp giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp mua bán nợ và đã được trích lập dự phòng (cả phần vốn góp và phần nợ phải thu) thì việc quyết định phương án chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu thực hiện như sau:
a) Nếu khoản dự phòng đã trích lập bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa giá trị dự kiến thu được số với giá trị ghi trên sổ sách kế toán, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu;
b) Nếu khoản dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư ghi trên sổ kế toán với giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nguyên nhân phát sinh khoản chênh lệch để cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý vốn đầu tư ra ngoài (nếu có) và quyết định phương án chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu.
...
Như vậy, việc chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ thực hiện theo các nguyên tắc tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, khoản 12 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP, khoản 15 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP và khoản 2 Điều 23 Nghị định 129/2020/NĐ-CP.
Các nội dung không quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định áp dụng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Miêu tả ở mức độ quá mức Phim 18+ là gì? Hành vi bạo lực trong phim 18+ không được miêu tả ở mức độ quá mức?
- Hướng dẫn Đổi CCCD hết hạn online 2025 trên cổng dịch vụ công quốc gia? Thủ tục đổi Căn cước công dân hết hạn 2025 ra sao?
- Ngày 25 1 có sự kiện gì? Ngày 25 1 cung gì? Ngày 25 1 CBCCVC chính thức nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ?
- Cách tính tiền lương tháng để hưởng chế độ khi tinh giản biên chế của CBCCVC theo Thông tư 01 ra sao?
- Tết 2025 có lạnh không? Thời tiết Tết 2025? Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2025 như thế nào?