Giá khởi điểm phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được tính như thế nào?
- Cách xác định giá khởi điểm phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản?
- Giá khởi điểm phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản tính như thế nào?
- Trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mà không khai thác có bị hủy kết quả trúng đấu giá không?
Cách xác định giá khởi điểm phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản?
Giá khởi điểm theo quy định tại Điều 4 Nghị định 22/2012/NĐ-CP như sau:
Giá khởi điểm
1. Giá khởi điểm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại Điều 82 Luật khoáng sản quyết định trước khi tổ chức đấu giá.
2. Giá khởi điểm trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản không thấp hơn tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xác định giá khởi điểm trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Việc xác định giá khởi điểm trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC như sau:
Xác định giá khởi điểm phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1. Đối với khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản, giá khởi điểm phiên đấu giá được xác định bằng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 203/2013/NĐ-CP).
...
Như vậy, đối với khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản, giá khởi điểm phiên đấu giá được xác định bằng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 5 Nghị định 203/2013/NĐ-CP được thay thế bởi Điều 5 Nghị định 67/2019/NĐ-CP.
Giá khởi điểm phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Giá khởi điểm phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản tính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 67/2019/NĐ-CP như sau:
Căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính trên các căn cứ theo công thức sau:
T = Q x G x K1 x K2 x R
Trong đó:
T - Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính đồng Việt Nam;
Q - Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định này; đơn vị tính là m3; tấn; kg và các đơn vị khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản;
G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là trị giá đơn vị khoáng sản nguyên khai, sau khai thác, được xác định trên cơ sở giá tính thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên tại thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị định này; đơn vị tính là đồng/đơn vị trữ lượng;
K1 - Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác được quy định: Khai thác lộ thiên K1= 0,9; khai thác hầm lò K1= 0,6; khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên và các trường hợp còn lại K1= 1,0;
K2 - Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn áp dụng theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quy định về pháp luật đầu tư: Khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, K2= 0,9; khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn, K2= 0,95; các khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng còn lại, K2= 1,0;
R - Mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính là phần trăm (%).
Như vậy, giá khởi điểm phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được xác định bằng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tính như sau:
T = Q x G x K1 x K2 x R
Trong đó,
+ T là tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đơn vị tính đồng Việt Nam);
+ Q là trữ lượng (đơn vị tính là m3; tấn; kg và các đơn vị khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản);
+ G là giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đơn vị tính là đồng/đơn vị trữ lượng);
Là trị giá đơn vị khoáng sản nguyên khai, sau khai thác, được xác định trên cơ sở giá tính thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên tại thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị định này;
+ K1 là hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác;
Khai thác lộ thiên K1= 0,9;
Khai thác hầm lò K1= 0,6;
Khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên và các trường hợp còn lại K1= 1,0.
+ K2 là hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;
Áp dụng theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quy định về pháp luật đầu tư như sau:
Khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, K2= 0,9;
Khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn, K2= 0,95;
Các khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng còn lại, K2= 1,0.
+ R là mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính là phần trăm (%).
Trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mà không khai thác có bị hủy kết quả trúng đấu giá không?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 22/2012/NĐ-CP như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết Khoản 2 Điều 79 Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội khóa XII về nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Các quy định khác có liên quan trong quá trình đấu giá thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Theo đó, các quy định về hủy kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản không quy định tại Nghị định 22/2012/NĐ-CP.
Vì thế dẫn chiếu đến quy định về hủy kết quả đấu giá tại Điều 72 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:
Hủy kết quả đấu giá tài sản
Kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây:
1. Theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
2. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 của Luật này;
3. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị hủy bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này;
4. Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
5. Theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này.
Như vậy, việc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mà không khai thác không thuộc các trường hợp bị hủy kết quả trúng đấu giá nêu trên nên sẽ không bị hủy kết quả trúng đấu giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?