Giả mạo chữ ký cấp trên để bán giấy phép nghỉ bệnh thì cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Những đối tượng nào có thể xin cấp giấy phép nghỉ bệnh để hưởng chế độ ốm đau?
Căn cứ Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng được hưởng chế độ ổm đau như sau:
Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau
Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Theo quy định trên thì đối tượng có thể xin cấp giấy phép nghỉ bệnh để hưởng chế độ ốm đau được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể gồm:
(1) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;
(2) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
(3) Cán bộ, công chức, viên chức;
(4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
(6) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Giả mạo chữ ký cấp trên để bán giấy phép nghỉ bệnh thì cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động mua giấy phép nghỉ bệnh để hưởng chế độ ốm đau thì có bị phạt tù hay không?
Căn cứ Điều 214 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
...
Theo đó, việc người lao động mua giấy phép nghỉ bệnh để hưởng chế độ ốm đau có thể được xem là hành vi dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Đối với hành vi mua giấy phép nghỉ bệnh này nếu xét thấy có tính chất chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì người lao động có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Đối với trường hợp chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với trường hợp chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên thì có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Giả mạo chữ ký cấp trên để bán giấy phép nghỉ bệnh thì cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm t khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 và điểm h khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;
b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, cá nhân có hành vi giả mạo chữ ký của cấp trên để bán giấy phép nghỉ bệnh cho người lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ từ 01 - 05 năm tù, mức phạt cao nhất là phạt tù từ 12 - 20 năm.
Ngoài ra, việc giả chữ ký để bán giấy phép nghỉ bệnh cho người lao động còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự các tội sau đây:
- Tội gian lận bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 214 Bộ Luật Hình sự 2015.
- Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?