Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia được quy định như thế nào? Định mức chi phí nhập, chi phí xuất và chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia được quy định ra sao?

Theo tôi được biết, hàng dự trữ quốc gia có thể được tiến hành các hoạt động mua bán. Vậy trong quá trình này, giá mua và giá bán của hàng dự trữ quốc gia được quy định như thế nào? Đối với định mức chi phí mua, chi phí bấn và chi phí bảo quản, pháp luật hiện hành về hàng dự trữ quốc gia có quy định thế nào?

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về giá mua và giá bán hàng dự trữ quốc gia?

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về giá mua và giá bán hàng dự trữ quốc gia?

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về giá mua và giá bán hàng dự trữ quốc gia?

Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 49 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:

(1) Giá mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức đấu thầu, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá và pháp luật về giá.

(2) Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá mua tối đa, giá bán tối thiểu đối với hàng dự trữ quốc gia trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia;

b) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, trừ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định mức giá cụ thể theo giá thị trường tại thời điểm và từng địa bàn khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhưng không được cao hơn giá mua tối đa và thấp hơn giá bán tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định;

c) Khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia, nếu giá thị trường biến động cao hơn giá mua tối đa, thấp hơn giá bán tối thiểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh giá mua tối đa, giá bán tối thiểu trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

(3) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính về nguyên tắc định giá.

Định mức chi phí nhập và chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 50 Luật Dự trữ quốc gia 2012, việc quy định chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho, chi phí bảo quản trên cơ sở đề nghị của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

Cụ thể theo quy định tại Điều 13 Thông tư 145/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 131/2018/TT-BTC như sau:

(1) Đối với các mặt hàng đã có định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia: Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia hiện hành.

(2) Đối với các mặt hàng chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật: Nội dung chi và mức chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia tại cửa kho (nhận trên phương tiện của người bán, xuất lên phương tiện của người mua):

a) Nội dung chi phí tại cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và các đơn vị được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia thuộc các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, bao gồm:

Tuyên truyền, quảng cáo, thông tin liên lạc, đăng tin, tập huấn, hướng dẫn; kiểm tra công tác nhập, xuất tại các đơn vị trực thuộc; chi phí thẩm định chất lượng hàng; chi đầu tư cơ sở vật chất; chi sửa chữa thường xuyên kho tàng; chi phí sửa chữa tài sản, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác nhập, xuất; chi làm đêm, thêm giờ, bữa ăn giữa ca; in ấn tài liệu, văn phòng phẩm; họp chỉ đạo, hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết và các chi phí khác có liên quan.

b) Nội dung chi phí tại đơn vị tổ chức, triển khai thực hiện, bao gồm: Chi phí theo Điểm a Khoản này và chi phí thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá; kiểm tra, kiểm định hàng dự trữ quốc gia; sửa chữa, kiểm định phương tiện đo lường; sửa chữa, mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, bao bì phục vụ nhập, xuất (nếu có); cân, đong, đo, đếm, sang bao, đổ bao, đóng gói, hạ kiêu; chi phí lắp đặt, nổ thử máy tại chỗ, chi phí thuê phương tiện bốc dỡ (nếu có); bốc xếp hàng dự trữ quốc gia từ phương tiện vận chuyển vào kho hoặc từ kho lên phương tiện vận chuyển; công tác an ninh, bảo vệ; mái che tạm phục vụ giao, nhận hàng và các chi phí khác có liên quan.

c) Đối với các tổ chức, doanh nghiệp được bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia ngoài những chi phí đã nêu tại điểm a, điểm b Khoản này, nội dung chi còn được tính thêm chi phí nhân công bao gồm: Lương thủ kho, bảo vệ, các khoản đóng góp theo lương, các khoản thanh toán cho người lao động (nếu có).

d) Mức chi

Đối với những khoản chi tại Điều này đã có trong chế độ Nhà nước quy định thì thực hiện theo chế độ hiện hành;

Đối với những khoản chi chưa có trong chế độ Nhà nước quy định thì thực hiện theo mức phí cụ thể do Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao, đảm bảo không vượt mức phí tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

(3) Cấp kinh phí: Được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 145/2013/TT-BTC.

(4) Hồ sơ cấp kinh phí bằng hình thức lệnh chi tiền bao gồm:

a) Dự toán kinh phí chi cho công tác nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền giao;

b) Quyết định của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia cho đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc;

c) Quyết định giao mức phí nhập, xuất của các bộ, ngành cho đơn vị trực thuộc (nếu có);

d) Văn bản đề nghị cấp kinh phí của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, hoặc của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (đối với hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý), hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền, trong đó ghi rõ số lượng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia.

Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?

Điều 50 Luật Dự trữ quốc gia 2012 quy định, việc quy định chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia.

Cụ thể theo quy định tại Điều 15 Thông tư 145/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 131/2018/TT-BTC như sau:

(1) Chi phí bảo quản phân loại theo thời gian thực hiện bao gồm: Chi phí bảo quản lần đầu; chi phí bảo quản thường xuyên; chi phí bảo quản theo định kỳ và các chi phí bảo quản không thường xuyên khác.

(2) Nội dung chi và mức chi đối với các mặt hàng đã có định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia: Thực hiện theo quy định tại định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia hiện hành.

(3) Nội dung chi và mức chi đối với các mặt hàng chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, bao gồm:

a) Nội dung chi phí tại cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và các đơn vị được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia thuộc các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, bao gồm:

Chi phí hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra, kiểm định công tác bảo quản tại các đơn vị trực thuộc; chi đầu tư cơ sở vật chất; chi phí mua sắm sửa chữa công cụ, dụng cụ phục vụ công tác bảo quản; bữa ăn giữa ca; in ấn tài liệu; chi phí quản lý định mức và các chi phí khác có liên quan.

b) Nội dung chi phí tại đơn vị tổ chức, triển khai thực hiện, bao gồm:

Chi phí theo điểm a khoản này, ngoài ra còn được tính thêm các chi phí phục vụ công tác bảo quản bao gồm: Chi phí vật tư phục vụ việc bảo quản: Điện, nước, văn phòng phẩm, bảo hộ lao động, bạt chống bão, phòng cháy chữa cháy; chi phí bốc xếp đảo hàng, khử trùng kho, đóng gói, hạ kiêu, chi phí thuê phương tiện bốc dỡ, bồi dưỡng độc hại; chi phí xử lý môi trường và các chi phí khác có liên quan.

c) Đối với các tổ chức, doanh nghiệp được bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia ngoài những chi phí đã nêu tại điểm a và điểm b Khoản này, nội dung chi còn được tính thêm các chi phí khác gồm: Lương thủ kho, bảo vệ, các khoản đóng góp theo lương, các khoản thanh toán cho người lao động, chi phí khấu hao tài sản; chi phí thuê đất (nếu có) phục vụ cho công tác bảo quản.

d) Mức chi:

Đối với những khoản chi tại Điều này đã có trong chế độ Nhà nước quy định thì thực hiện theo chế độ hiện hành;

Đối với những khoản chi chưa có trong chế độ Nhà nước quy định thì thực hiện theo mức phí cụ thể do Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao, đảm bảo không vượt mức phí tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

(4) Cấp kinh phí: Được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 145/2013/TT-BTC.

(5) Hồ sơ cấp kinh phí bằng hình thức lệnh chi tiền gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp kinh phí của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, hoặc của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (đối với hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý), hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền (kèm báo cáo nhập, xuất, tồn hàng dự trữ quốc gia bảo quản trong kỳ);

b) Quyết định giao mức phí bảo quản của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia giao cho đơn vị trực thuộc (nếu có);

c) Hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia (nếu có)

Như vậy, trên đây là một số quy định của pháp luật hiện hành về giá mua, giá bán và định mức chi phí mua, chi phí bán và chi phí bảo quản đối với hàng dự trữ quốc gia.

Dự trữ quốc gia Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dự trữ quốc gia
Hàng dự trữ quốc gia Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hàng dự trữ quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mua hàng dự trữ quốc gia trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng được quy định thế nào?
Pháp luật
Việc nhập hàng dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra tại các tỉnh miền Bắc được quyết định bởi ai?
Pháp luật
Bảng lương công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia 2024 là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở?
Pháp luật
Danh mục hàng dự trữ quốc gia gồm những gì? Hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức trong quá trình bảo quản thì được xử lý như nào?
Pháp luật
Thủ kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia tương ứng với ngạch công chức nào? Yêu cầu về trình độ đào tạo với chức danh này?
Pháp luật
Kỹ thuật viên chính về bảo quản hàng dự trữ quốc gia cần có trình độ như thế nào? Có các công việc cụ thể gì?
Pháp luật
Chính phủ quyết định xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho những tỉnh nào trong dịp Tết Âm lịch 2024?
Pháp luật
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự gồm những gì? Việc dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Xuồng cao tốc dự trữ quốc gia là gì? Quy trình kiểm tra khi nhập kho đối với xuồng cao tốc dự trữ quốc gia?
Pháp luật
Nguyên liệu làm thuốc là gì theo quy định hiện nay? Người chịu trách nhiệm chuyên môn về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc phải cần có điều kiện gì?
Pháp luật
Danh mục hàng dự trữ quốc gia là gì? Ai có thẩm quyền điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự trữ quốc gia
1,949 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự trữ quốc gia Hàng dự trữ quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự trữ quốc gia Xem toàn bộ văn bản về Hàng dự trữ quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào