Giá rừng trồng được tính bằng đơn vị gì và tính theo công thức nào? Tổng chi phí đầu tư của rừng trồng được tính như thế nào?
Giá rừng trồng được tính bằng đơn vị gì và tính theo công thức nào?
Theo Điều 6 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Giá rừng trồng
1. Giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng được tính bằng tiền (đồng/ha) cho 01 ha rừng trồng mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng.
2. Giá rừng trồng (Grt) bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt) và thu nhập dự kiến (TNrt) đối với rừng trồng tại thời điểm định giá, được tính như sau:
Grt = CPrt + TNrt
3. Trường hợp rừng mới trồng chưa thành rừng có liên quan đến hoạt động thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giá rừng trồng tối thiểu được xác định bằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt).
Theo đó, giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng được tính bằng tiền (đồng/ha) cho 01 ha rừng trồng mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng.
Giá rừng trồng (Grt) bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt) và thu nhập dự kiến (TNrt) đối với rừng trồng tại thời điểm định giá, được tính như sau:
Grt = CPrt + TNrt
Trường hợp rừng mới trồng chưa thành rừng có liên quan đến hoạt động thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giá rừng trồng tối thiểu được xác định bằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt).
Giá rừng trồng (Hình từ Internet)
Tổng chi phí đầu tư của giá rừng trồng được tính như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Xác định tổng chi phí đầu tư
1. Tổng chi phí đã đầu tư rừng trồng, được tính như sau:
Trong đó:
CPrt là tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng;
Ci là chi phí đầu tư tạo rừng trong năm thứ i;
i = 1 (năm bắt đầu đầu tư tạo rừng), 2, 3.... đến năm định giá;
r được tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
n là thời gian tính từ năm bắt đầu đầu tư (năm 1) đến năm định giá.
...
Theo đó, tổng chi phí đã đầu tư rừng trồng, được tính như sau:
Trong đó:
CPrt là tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng;
Ci là chi phí đầu tư tạo rừng trong năm thứ i;
i = 1 (năm bắt đầu đầu tư tạo rừng), 2, 3.... đến năm định giá;
r được tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
n là thời gian tính từ năm bắt đầu đầu tư (năm 1) đến năm định giá.
Chi phí đã đầu tư của rừng trồng được hiểu như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Xác định tổng chi phí đầu tư
...
2. Chi phí đã đầu tư là tổng hợp toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp từ thời điểm bắt đầu trồng rừng đến thời điểm định giá:
a) Chi phí trực tiếp, bao gồm: chi phí tạo rừng, trong đó có chi phí giống cây, vật liệu, nhân công, thiết bị, máy móc, công cụ lao động, chi phí bảo vệ rừng (nhân công bảo vệ, trang thiết bị, đầu tư các công trình phục vụ trực tiếp cho phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật hại rừng);
b) Chi phí gián tiếp, bao gồm: chi phí quản lý, khảo sát, thiết kế, giám sát, nghiệm thu, kiểm kê, thuế, phí; chi phí phân bổ khác về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
c) Các chi phí khác.
3. Trường hợp không xác định được chi phí đầu tư làm cơ sở xác định giá rừng trồng, áp dụng mức chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
4. Ví dụ cách tính chi phí đầu tư tại mục 1 phần II Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Như vậy, chi phí đã đầu tư là tổng hợp toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp từ thời điểm bắt đầu trồng rừng đến thời điểm định giá:
- Chi phí trực tiếp, bao gồm: chi phí tạo rừng, trong đó có chi phí giống cây, vật liệu, nhân công, thiết bị, máy móc, công cụ lao động, chi phí bảo vệ rừng (nhân công bảo vệ, trang thiết bị, đầu tư các công trình phục vụ trực tiếp cho phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật hại rừng);
- Chi phí gián tiếp, bao gồm: chi phí quản lý, khảo sát, thiết kế, giám sát, nghiệm thu, kiểm kê, thuế, phí; chi phí phân bổ khác về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Các chi phí khác.
Trường hợp không xác định được chi phí đầu tư làm cơ sở xác định giá rừng trồng, áp dụng mức chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?