Giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng có phải là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển ngành công nghiệp khai khoáng không?
- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng có phải là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển ngành công nghiệp khai khoáng hay không?
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng được tính theo giá thực tế hay giá so sánh?
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng theo giá thực tế được tính như thế nào?
Giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng có phải là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển ngành công nghiệp khai khoáng hay không?
Căn cứ vào tiết 1 tiểu mục 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 33/2022/TT-BCT quy định về mục đích, ý nghĩa tính giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng như sau:
I. NHÓM CHỈ TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
01. NGÀNH, LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
0101. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng
1. Mục đích, ý nghĩa
Là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp khai khoáng trong một thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển ngành công nghiệp khai khoáng; đánh giá xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp; đề ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
Ngoài ra, giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng còn là cơ sở để đánh giá xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp; đề ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
Giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng có phải là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển ngành công nghiệp khai khoáng hay không? (Hình từ Internet).
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng được tính theo giá thực tế hay giá so sánh?
Căn cứ theo quy định tại tiết 2 tiểu mục 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 33/2022/TT-BCT quy định như sau:
2. Khái niệm, phương pháp tính
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ của ngành khai khoáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng gồm:
- Giá trị nguyên vật liệu, năng lượng, phụ tùng thay thế.
- Chi phí dịch vụ sản xuất và khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí tiền lương, tiền công cho lao động.
- Thuế sản xuất, giá trị thặng dư tạo ra trong cấu thành giá trị sản phẩm.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng được tính theo hai loại giá: Giá thực tế và giá so sánh.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng được tính theo hai loại giá: Giá thực tế và giá so sánh.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng theo giá thực tế được tính như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2 tiểu mục 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 33/2022/TT-BCT quy định phương pháp tính giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng theo giá thực tế như sau:
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng theo giá thực tế là toàn bộ giá trị sản phẩm do hoạt động sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng tạo ra tính theo giá tại thời kỳ tính giá trị sản xuất.
Phương pháp tính:
Giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng theo giá thực tế | = | Doanh thu thuần công nghiệp (yếu tố 1) | + | Các khoản trợ cấp của Nhà nước (nếu có) (yếu tố 2) | + | Chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ hàng tồn kho (yếu tố 3) | + | Thuế tiêu thụ phát sinh nộp ngân sách Nhà nước (yếu tố 4) |
Trong đó:
- Yếu tố 1: Doanh thu thuần công nghiệp: Là doanh thu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ ngành công nghiệp khai khoáng sau khi giảm trừ một số khoản như:
Chiết khấu thương mại, giảm giá, giá trị hàng bán bị trả lại và thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp công nghiệp (tính theo phương pháp trực tiếp) phải nộp tương ứng với doanh thu được xác định trong kỳ (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) được sản xuất tại doanh nghiệp và các loại doanh thu khác được quy định tính cho sản xuất công nghiệp.
- Yếu tố 2: Các khoản trợ cấp của Nhà nước (nếu có):
Khoản được Nhà nước trợ cấp từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp với mục đích trợ giá do Nhà nước quy định giá bán thấp (đối với hàng hóa, dịch vụ mang tính phục vụ công ích ở trong nước hoặc bù lỗ cho các mặt hàng Nhà nước khuyến khích sản xuất để xuất khẩu).
Thu về khoản này được tính bằng số thực tế phát sinh trong kỳ mà Nhà nước phải trợ cấp cho doanh nghiệp dù số tiền đó doanh nghiệp chưa nhận đủ.
- Yếu tố 3: Chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ hàng tồn kho: Các yếu tố tham gia vào tính chênh lệch tồn kho ngành công nghiệp khai khoáng bao gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng gửi bán của hoạt động công nghiệp. Cụ thể:
+ Sản phẩm dở dang bằng ( =) giá trị chênh lệch cộng (+) hoặc trừ (-) cuối kỳ và đầu kỳ sản phẩm dở dang gồm: Chênh lệch sản phẩm dở dang đang trên dây chuyền sản xuất và bán thành phẩm của sản xuất công nghiệp. Không tính chênh lệch sản phẩm dở dang của các hoạt động khác không phải là công nghiệp (như xây dựng cơ bản dở dang).
+ Thành phẩm bằng (=) giá trị chênh lệch cộng (+) hoặc trừ (-) cuối kỳ và đầu kỳ thành phẩm tồn kho. Chênh lệch thành phẩm tồn kho không bao gồm tồn kho hàng hóa mua vào rồi bán ra không qua chế biến tại doanh nghiệp và tồn kho nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ, phụ tùng thay thế.
+ Hàng hóa gửi bán bằng (=) giá trị chênh lệch cộng (+) hoặc trừ (-) cuối kỳ và đầu kỳ hàng gửi bán.
Khoản này bao gồm giá trị những hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp hoặc sản phẩm mà doanh nghiệp gia công ở đơn vị khác, đã xuất kho thành phẩm nhưng đang trên đường đi tiêu thụ, chưa thu được tiền hoặc chưa được chấp nhận thanh toán, hoặc đang nằm tại kho đại lý tại thời điểm đầu và cuối kỳ. Nó được tính theo giá bán chưa có thuế tiêu thụ trong hóa đơn bán hàng.
- Yếu tố 4: Thuế tiêu thụ phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước:
+ Thuế tiêu thụ phát sinh phải nộp gồm các khoản thuế đánh vào sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ, chỉ phát sinh khi có tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ công nghiệp gồm: Thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa theo phương pháp trực tiếp, thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa theo phương pháp khấu trừ và thuế xuất khẩu.
+ Đối với thuế giá trị gia tăng bán hàng nội địa theo phương pháp trực tiếp (không khấu trừ), thuế xuất khẩu là số thuế thực tế phát sinh phải nộp trong kỳ tương ứng với doanh thu được tính trong yếu tố “Doanh thu thuần công nghiệp”.
+ Đối với thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa tính theo phương pháp khấu trừ thì thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp là số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ trong kỳ.
Lưu ý: Để đơn giản khi tính toán, giá trị sản xuất theo giá thực tế của các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể cũng không tính chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ hàng tồn kho (yếu tố 3).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?