Giá vé máy bay dịp lễ 2/9 tăng cao như thế nào? Các nguyên tắc xác định giá vé máy bay nội địa?
Giá vé máy bay dịp lễ 2/9 tăng cao như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT thì khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên đường bay nội địa có dải giá từ 0 (không) đồng đến mức tối đa của từng nhóm cự ly bay.
Hãng hàng không quyết định dải giá dịch vụ vận chuyển hành khách trong khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách đảm bảo phù hợp với chi phí sản xuất kinh doanh thực tế của từng chuyển bay.
Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 34/2023/TT-BGTVT) có quy định về giá vé máy bay như sau:
(1) Đối với các đường bay có khoảng cách dưới 500 km có mức giá trần là 1.600.000 đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội và 1.700.000 đồng/vé/chiều với các đường bay khác.
(2) Đối với các nhóm đường bay còn lại có mức giá trần phụ thuộc vào độ dài từng đường bay, cụ thể như sau:
- Với đường bay từ 500 km đến dưới 850 km có mức giá trần là 2.250.000 đồng/vé/chiều;
- Với đường bay có khoảng cách từ 850 km đến dưới 1.000 km có giá vé tối đa là 2.890.000 đồng/vé/chiều;
- Với đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km có giá trần là 3.400.000 đồng/vé/chiều;
- Với đường bay có khoảng cách từ 1.280 km trở lên là 4.000.000 đồng/vé/chiều;
Lưu ý: Mức tối đa giá dịch vụ trên đây đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho 01 vé máy bay, trừ các khoản thu sau:
- Thuế giá trị gia tăng;
- Các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, bao gồm: giá phục vụ hành khách, giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý;
- Khoản giá dịch vụ đối với các hạng mục tăng thêm.
Cũng theo quy định trên thì giá dịch vụ đối với các dịch vụ tăng thêm do các hãng hàng không quyết định trên cơ sở cân đối khả năng cung cấp dịch vụ của hãng hàng không và nhu cầu của thị trường.
Như vậy, giá vé máy báy dịp lễ 2/9 sẽ tăng dựa trên khả năng cung cấp dịch vụ của hãng hàng không và nhu cầu của thị trường.
Giá vé máy bay dịp lễ 2/9 sẽ tăng cao có đúng không? Các nguyên tắc xác định giá vé máy bay nội địa? (Hình từ Internet)
Các nguyên tắc và căn cứ xác định giá vé máy bay nội địa?
Nguyên tắc và căn cứ định giá dịch vụ được quy định tại Điều 2 Thông tư 13/2024/TT-BGTVT như sau:
Nguyên tắc và căn cứ định giá dịch vụ
Giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, giá dịch vụ chuyên ngành hàng không được định giá theo nguyên tắc và căn cứ quy định tại Điều 22 Luật Giá.
Theo đó, tại Điều 22 Luật Giá 2023 quy định nguyên tắc và căn cứ xác định giá vé máy bay nội địa gồm:
(1) Nguyên tắc định giá của Nhà nước được quy định như sau:
- Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng;
- Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.
(2) Căn cứ định giá của Nhà nước được quy định như sau:
- Yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ;
- Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;
- Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.
Có thể thanh toán giá vé máy bay bằng những đồng tiền nào?
Theo Điều 3 Thông tư 13/2024/TT-BGTVT, thì có thể thanh toán giá vé máy bay bằng những đồng tiền sau:
(1) Đối với dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa
Giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa bán trong lãnh thổ Việt Nam được quy định bằng đồng Việt Nam (VND). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện bằng đồng Việt Nam (VND).
(2) Đối với dịch vụ hàng không
- Giá dịch vụ cung cấp cho chuyến bay nội địa được quy định bằng đồng Việt Nam (VND). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện bằng đồng Việt Nam (VND);
- Giá dịch vụ cung cấp cho chuyến bay quốc tế được quy định bằng đô la Mỹ (USD). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
(3) Đối với dịch vụ phi hàng không
- Tại nhà ga nội địa và khu vực ngoài cách ly nhà ga quốc tế: giá dịch vụ được quy định bằng đồng Việt Nam (VND). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện bằng đồng Việt Nam (VND);
- Tại khu vực cách ly nhà ga quốc tế: giá dịch vụ được quy định bằng đô la Mỹ (USD). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?