Giải cứu bảo vệ nạn nhân của việc mua bán người được thực hiện như thế nào? Nạn nhân của việc mua bán người thì được bảo vệ ra sao?
Giải cứu bảo vệ nạn nhân của việc mua bán người được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định về việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân tại Điều 29 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Giải cứu, bảo vệ nạn nhân
Khi có căn cứ để cho rằng một người bị mua bán thì cơ quan, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 21 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để giải cứu; trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Theo quy định trên thì việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân thực hiện như sau:
Khi có căn cứ để cho rằng một người bị mua bán thì cơ quan, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 21 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để giải cứu;
Trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Như vậy có thể thấy rằng giải cứu bảo vệ nạn nhân của việc mua bán người thì phải áp dụng các biện pháp cần thiết để giải cứu; trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Mua bán người (Hình từ Internet)
Nạn nhân của việc mua bán người thì được bảo vệ ra sao?
Căn cứ theo quy định về bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của nạn nhân tại Điều 30 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của nạn nhân
1. Các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ bao gồm:
a) Bố trí nơi tạm lánh khi nạn nhân, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;
b) Giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của nạn nhân và người thân thích của họ;
c) Các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Chính phủ quy định chi tiết về việc bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
Theo đó, nạn nhân của việc mua bán người và người nhà của họ thì được bảo vệ như sau:
+ Bố trí nơi tạm lánh khi nạn nhân, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;
+ Giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của nạn nhân và người thân thích của họ;
+ Các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Như vậy, nạn nhân của việc mua bán người thì được bảo vệ theo quy định trên.
Việc bảo vệ thông tin cá nhân nạn nhân của việc mua bán người được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định về việc bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân tại Điều 31 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin về nạn nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tòa án xem xét, quyết định việc xét xử kín đối với vụ án mua bán người theo yêu cầu của nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
Theo quy định trên thì bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân sẽ được thực hiện như sau:
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin về nạn nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Tòa án xem xét, quyết định việc xét xử kín đối với vụ án mua bán người theo yêu cầu của nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
Như vậy, nạn nhân của việc mua bán người được bảo vệ bí mật thông tin như trên.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/can-cu-xac-dinh-mua-ban-nguoi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/XU/2025/01/17/khi-nao-dua-nguoi-di-lao-dong-nuoc-ngoai-se-thuoc-toi-buon-nguoi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/XU/2025/01/17/buon-nguoi-la-gi-thu-doan-buon-nguoi-pho-bien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/tiep-nhan-xac-minh-nan-mua-ban-nguoi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/da-co-luat-phong-chong-mua-ban-nguoi-2024.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTMH/27072024/Ngay-ba-muoi-thang-bay.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/230624/ban-con.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/DK/mua-ban-nguoi-50.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TTMT/310524/hanh-vi-mua-ban-nguoi-de-boc-lot-tinh-duc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/N%C4%90BT/nhiem-vu-cua-cac-co-so-bao-tro-xa-hoi-cong-lap.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Mẫu báo cáo đăng ký sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A1, A là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?
- Vắc xin cúm A là gì? Hướng dẫn phòng lây nhiễm bệnh cúm? Trẻ bao nhiêu tuổi nên tiêm phòng vắc xin cúm?
- Tạo lập web sex đăng tải phim 18+, làm diễn đàn thảo luận nội dung đồi trụy để quảng cáo mua bán dâm bị phạt mấy năm tù?
- Giấy phép lái xe là gì? Giấy phép lái xe có bao nhiêu loại? Khi nào giấy phép lái xe hết hiệu lực?
- Có bị mất phần trăm số tiền trúng đấu giá đã nộp khi bị hủy kết quả đấu giá biển số xe không? Trường hợp nào bị hủy kết quả đấu giá?