Giai đoạn cấp cứu khi điều trị nội trú cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính thực hiện gồm mấy bước?

Tôi thắc mắc điều trị nội trú bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi dành cho bệnh nhân như thế nào? Khi điều trị nội trú cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính, tiêu chuẩn tiếp nhận mới được quy định như thế nào? Trên đây là thắc mắc của anh Ngọc Tùng tại Đồng Nai.

Điều trị nội trú bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi dành cho bệnh nhân như thế nào?

Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi (sau đây gọi là Hướng dẫn) Ban hành kèm theo Quyết định 4487/QĐ-BYT năm 2016 quy định như sau:

Hướng dẫn điều trị bệnh SDD cấp tính:
...
3. Điều trị:
3.1. Điều trị nội trú:
Điều trị nội trú dành cho những bệnh nhân mắc bệnh SDD cấp tính có biến chứng hoặc tiến triển xấu hay không đáp ứng với điều trị ngoại trú. Điều trị nội trú chia ra làm 2 giai đoạn:
● Giai đoạn cấp cứu cho trẻ có tình trạng cấp tính và thương tổn nặng.
● Giai đoạn chuyển tiếp trước khi chuyển bệnh nhân sang điều trị ngoại trú.
Điều trị nội trú được thực hiện ở bệnh viện.
Người chịu trách nhiệm điều trị là bác sỹ.
Sử dụng và theo dõi việc sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ mắc bệnh SDD là điều dưỡng viên.
...

Theo đó, điều trị nội trú dành cho những bệnh nhân mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính có biến chứng hoặc tiến triển xấu hay không đáp ứng với điều trị ngoại trú. Điều trị nội trú chia ra làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn cấp cứu cho trẻ có tình trạng cấp tính và thương tổn nặng.

- Giai đoạn chuyển tiếp trước khi chuyển bệnh nhân sang điều trị ngoại trú.

Điều trị nội trú được thực hiện ở bệnh viện. Người chịu trách nhiệm điều trị là bác sỹ. Sử dụng và theo dõi việc sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng là điều dưỡng viên.

Suy dinh dưỡng

Điều trị nội trú cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính (Hình từ Internet)

Khi điều trị nội trú cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính, tiêu chuẩn tiếp nhận mới được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục III Hướng dẫn Ban hành kèm theo Quyết định 4487/QĐ-BYT năm 2016 quy định như sau:

Hướng dẫn điều trị bệnh SDD cấp tính:
...
3. Điều trị:
3.1. Điều trị nội trú:
...
3.1.1. Tiêu chuẩn tiếp nhận
Điều trị nội trú...

Theo đó, tiêu chuẩn tiếp nhận mới của điều trị nội trú là suy dinh dưỡng cấp tính nặng hoặc vừa và kèm theo một trong những dấu hiệu sau:

- Nôn.

- Lơ mơ/không tỉnh táo.

- Co giật.

- Thở rít.

- Viêm phổi rút lõm lồng ngực.

- Mất nước nặng.

- Thiếu máu nặng.

- Không còn cảm giác thèm ăn (Kiểm tra cảm giác thèm ăn theo Phụ lục IV).

- Phù dinh dưỡng.

Giai đoạn cấp cứu khi điều trị nội trú cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính thực hiện gồm mấy bước?

Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục III Hướng dẫn Ban hành kèm theo Quyết định 4487/QĐ-BYT năm 2016 quy định như sau:

Hướng dẫn điều trị bệnh SDD cấp tính:
...
3. Điều trị:
3.1. Điều trị nội trú:
...
3.1.3. Điều trị
* Giai đoạn cấp cứu
Các biến chứng thường gặp trong giai đoạn này là: hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn nước điện giải, nhiễm khuẩn, thiếu vi chất dinh dưỡng.
Mục đích của giai đoạn này là ổn định các biến chứng và bắt đầu cho sử dụng chế phẩm điều trị phù hợp.
Bao gồm các bước sau:
- Điều trị/dự phòng hạ đường huyết
- Điều trị/dự phòng hạ thân nhiệt
- Điều trị/dự phòng mất nước
- Cân bằng điện giải
- Điều trị/dự phòng nhiễm khuẩn
- Điều trị thiếu vi chất dinh dưỡng
- Bắt đầu cho sử dụng chế phẩm điều trị với liều phù hợp.
Bước 1: Điều trị/dự phòng hạ đường huyết
Xử lý hạ đường huyết nếu có. Thận trọng khi sử dụng đường tĩnh mạch.
Bước 2: Điều trị/dự phòng hạ thân nhiệt
Đảm bảo cho trẻ được ủ ấm (Mặc đủ quần áo, ủ trong chăn ấm hoặc lò sưởi, hoặc sưởi ấm bằng bế áp da trẻ với da mẹ).Tránh để ướt. Sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị ngay (xem bước 7).
Bước 3: Điều trị/dự phòng mất nước
- Tình trạng mất nước thường khó đánh giá ở trẻ mắc bệnh SDD nặng. Hạn chế bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch trừ khi có sốc hoặc rối loạn điện giải, hạ đường huyết mà trẻ không uống được.
- Chế phẩm ORS của WHO có nồng độ Na cao và K thấp nên không thích hợp với trẻ mắc bệnh SDD cấp tính, do vậy cần dùng chế phẩm ReSoMal.
...
Bước 4: Điều chỉnh cân bằng điện giải
Chế phẩm F75, F100, RUTF đã chứa đủ K và Mg.
Nếu sử dụng các chế phẩm nuôi dưỡng khác thì cần đảm bảo bổ sung: Kali 3- 4mmol/kg/ngày, Mg: 0,4-0,6 mmol/kg/ngày.
Chế biến thức ăn không thêm muối, khi bù nước sử dụng chế phẩm bù nước có hàm lượng Na thấp (VD ReSoMal).
Bước 5: Điều trị/ dự phòng nhiễm khuẩn
Trẻ mắc bệnh SDD nặng, dấu hiệu thường gặp của nhiễm khuẩn như sốt thường khó phát hiện do đó phải mặc định tất cả trẻ mắc bệnh SDD cấp tính nặng nhập viện đều có nhiễm khuẩn và điều trị kháng sinh thích hợp.
Bước 6: Điều chỉnh thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng
Nếu trẻ mắc bệnh SDD cấp tính nặng được điều trị bằng F75, F100, RUTF hoặc các chế phẩm dinh dưỡng điều trị tương đương theo đúng tiêu chuẩn của WHO (theo Phụ lục XI) thì các tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng đều được giải quyết vì vậy không cần bổ sung thêm sắt, vitamin A, kẽm, acid folic, đa vi chất...
- Vitamin A
...
- Kẽm
...
Bước 7: Bắt đầu sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị
Cho sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị một cách thận trọng. Bắt đầu càng sớm càng tốt. Mục tiêu của bước này là cung cấp đủ năng lượng và chất đạm để duy trì các hoạt động sinh lý cơ bản của cơ thể và ổn định biến chứng, làm giảm nguy cơ tử vong. Không quá kỳ vọng vào sự tăng cân của trẻ trong bước này. Sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị F-75 (Phụ lục V) được khuyến cáo và sử dụng theo các nguyên lý cơ bản sau:
...

Khi điều trị nội trú bệnh nhân mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính, các biến chứng thường gặp trong giai đoạn cấp cứu là: hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn nước điện giải, nhiễm khuẩn, thiếu vi chất dinh dưỡng.

Mục đích của giai đoạn cấp cứu là ổn định các biến chứng và bắt đầu cho sử dụng chế phẩm điều trị phù hợp.

Giai đoạn cấp cứu khi điều trị nội trú bệnh nhân mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính gồm các bước sau:

- Điều trị/dự phòng hạ đường huyết

- Điều trị/dự phòng hạ thân nhiệt

- Điều trị/dự phòng mất nước

- Cân bằng điện giải

- Điều trị/dự phòng nhiễm khuẩn

- Điều trị thiếu vi chất dinh dưỡng

- Bắt đầu cho sử dụng chế phẩm điều trị với liều phù hợp.

Bệnh suy dinh dưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giai đoạn cấp cứu khi điều trị nội trú cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính thực hiện gồm mấy bước?
Pháp luật
Việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ từ 0 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi dựa vào đâu và có mấy cách điều trị?
Pháp luật
Bệnh suy dinh dưỡng cấp tính vừa ở trẻ từ 0 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi mắc bệnh có những biểu hiện gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn tiếp nhận và việc tiếp nhận điều trị duy trì trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi khi điều trị ngoại trú thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức các hoạt động can thiệp nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (01-07/8)?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh suy dinh dưỡng
985 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh suy dinh dưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh suy dinh dưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào