Giải pháp kỹ thuật ở nguyên tắc thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Khi thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu có cần xác định yếu tố đặc trưng vật lý nơtron, thủy nhiệt hay không?
- Vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu cần phải đảm bảo yêu cầu an toàn ra sao?
- Giải pháp kỹ thuật trong nguyên tắc thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu gì?
Khi thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu có cần xác định yếu tố đặc trưng vật lý nơtron, thủy nhiệt hay không?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN quy định như sau:
Các yếu tố trong thiết kế
Thiết kế cơ sở LPƯNC phải xác định:
1. Đặc trưng vật lý - nơtron, thủy nhiệt và các đặc trưng quan trọng về an toàn khác.
2. Điều kiện và tần suất kiểm tra sự phù hợp của đặc trưng vật lý - nơtron với thiết kế.
3. Chế độ vận hành, giới hạn và điều kiện vận hành, giới hạn và điều kiện vận hành an toàn.
4. Danh mục công việc nguy hiểm liên quan đến hạt nhân và biện pháp bảo đảm an toàn hạt nhân khi thực hiện.
5. Chỉ số độ tin cậy của hệ thống quan trọng về an toàn và bộ phận thuộc nhóm an toàn cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
6. Danh mục kết cấu xây dựng, thiết bị, phương tiện tự động và các hệ thống, bộ phận khác phải được chứng nhận theo quy định.
7. Việc phân loại an toàn cháy, nổ đối với các khu vực trong cơ sở LPƯNC.
8. Điều kiện, phạm vi, tần suất kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống quan trọng về an toàn.
9. Điều kiện kích hoạt hệ thống an toàn; mức độ tác động bên ngoài yêu cầu dừng lò, đưa lò phản ứng về trạng thái dưới tới hạn.
10. Danh mục sự kiện khởi phát các sự cố trong thiết kế và ngoài thiết kế; đánh giá xác suất xảy ra sự cố; kịch bản sự cố.
11. Xác suất xảy ra phát thải khẩn cấp lớn nhất được phép từ cơ sở LPƯNC.
12. Mức kiềm chế liều, có tính đến đặc thù của khu vực cơ sở LPƯNC.
13. Thời hạn vận hành của cơ sở LPƯNC, tuổi thọ và tiêu chí thay thế thiết bị.
Theo đó, thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu cần xác định yếu tố đặc trưng vật lý nơtron, thủy nhiệt và các đặc trưng quan trọng về an toàn khác.
Giải pháp kỹ thuật nguyên tắc thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu cần phải đảm bảo yêu cầu an toàn ra sao?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN thì vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu cần phải đảm bảo yêu cầu an toàn như sau:
- Phải có các biện pháp kỹ thuật - hành chính để xác minh sự phù hợp của đặc tính kỹ thuật đạt được so với thiết kế.
- Phải thực hiện các công việc sau:
+ Xây dựng hướng dẫn về bảo đảm an toàn bức xạ và thiết lập các mức kiểm soát;
+ Ban hành và cập nhật định kỳ hồ sơ kỹ thuật của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu;
+ Lập và cập nhật định kỳ hồ sơ liều của nhân viên bức xạ; xây dựng và thực hiện biện pháp giảm thiểu liều và số người bị chiếu xạ;
+ Tổ chức việc bảo vệ thực thể; kiểm đếm và kiểm soát vật liệu hạt nhân, chất phóng xạ và chất thải phóng xạ.
- Phải xây dựng chương trình vận hành thử với các nội dung sau:
+ Các công đoạn chính của từng công việc trong quá trình vận hành thử;
+ Trạng thái ban đầu của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu trước mỗi công đoạn của từng công việc trong vận hành thử;
+ Nội dung và yêu cầu đối với tài liệu ở mỗi giai đoạn của vận hành thử.
- Việc vận hành thử phải bao gồm các giai đoạn: hiệu chỉnh khởi động, khởi động vật lý và khởi động năng lượng.
- Trong giai đoạn hiệu chỉnh khởi động phải kiểm tra khả năng vận hành cũng như sự phù hợp với thiết kế của từng hệ thống và tổng thể các hệ thống khi có tác động qua lại.
- Trong giai đoạn khởi động vật lý (bao gồm cả nạp nhiên liệu vào vùng hoạt) phải kiểm tra sự phù hợp của đặc trưng vật lý - nơtron so với thiết kế.
- Trong giai đoạn khởi động năng lượng phải tiến hành:
+ Khảo sát ảnh hưởng của công suất và nhiệt độ đến từng đặc trưng vật lý - nơtron đã đo được ở giai đoạn khởi động vật lý;
+ Nghiên cứu đặc trưng của các kênh thí nghiệm và kênh chiếu xạ, bao gồm cả phân bố thông lượng nơtron tại lối ra các kênh ở vành phản xạ và tại các kênh trong vùng hoạt;
+ Đo tình trạng bức xạ tại địa điểm cơ sở cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
- Khi khởi động năng lượng, việc đưa lò phản ứng lên thông số danh định theo thiết kế phải được thực hiện theo nhiều giai đoạn với các mức công suất và khoảng thời gian xác định.
- Tất cả các điều chỉnh sau quá trình vận hành thử phải được bổ sung vào tài liệu thiết kế - kỹ thuật, Báo cáo phân tích an toàn, tài liệu công nghệ và tài liệu vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
Giải pháp kỹ thuật trong nguyên tắc thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN quy định như sau:
Nguyên tắc thiết kế
...
4. Xem xét và xây dựng luận chứng về các biện pháp bảo vệ hệ thống, bộ phận khỏi sai hỏng cùng nguyên nhân.
5. Có giải pháp kỹ thuật để ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả do sai sót của nhân viên, bao gồm cả sai sót trong quá trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống quan trọng về an toàn.
Theo đó, giải pháp kỹ thuật trong nguyên tắc thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả do sai sót của nhân viên, bao gồm cả sai sót trong quá trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống quan trọng về an toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?