Giải quyết cho người bị tạm giam gặp thân nhân của họ cần phải có sự phối hợp như thế nào? Người bị tạm giam gặp người bào chữa thì cần phải giám sát hay không?
Giải quyết cho người bị tạm giam gặp thân nhân của họ cần phải có sự phối hợp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, việc giải quyết cho người bị tạm giam gặp thân nhân của họ cần phải có sự phối hợp như sau:
- Việc phối hợp trong tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 34 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
- Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát, theo dõi việc thăm gặp thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ kịp thời thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết thời điểm thăm gặp để phối hợp.
Cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát, theo dõi việc thăm gặp thì cử cán bộ phối hợp với cơ sở giam giữ để thực hiện.
- Khi tổ chức thăm gặp, nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc thân nhân của họ có hành vi vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc cản trở việc giải quyết vụ án thì cán bộ giám sát phải dừng ngay cuộc gặp và lập biên bản báo cáo với Thủ trưởng cơ sở giam giữ và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để xử lý.
Tạm giam (Hình từ Internet)
Người bị tạm giam gặp người bào chữa thì cần phải giám sát hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC như sau:
Phối hợp giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp người bào chữa
1. Việc phối hợp, tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp người bào chữa thực hiện theo quy định tại Điều 80 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 22, Điều 34 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát. Nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người bào chữa có hành vi vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc cản trở việc giải quyết vụ án thì người có thẩm quyền giám sát phải dừng ngay cuộc gặp và lập biên bản, báo cáo với Thủ trưởng cơ sở giam giữ và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để xử lý.
4. Trường hợp người bào chữa có yêu cầu gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại nơi khám bệnh, chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ thì cơ sở giam giữ trao đổi với bác sỹ Điều trị; trường hợp được sự đồng ý của bác sỹ Điều trị thì cơ sở giam giữ thông báo cho người bào chữa biết, đồng thời thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án để có biện pháp phối hợp kịp thời. Người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ phải quản lý, giám sát chặt chẽ không để người bào chữa đưa, chuyển đồ vật cấm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc có vi phạm khác về việc thăm gặp, gây cản trở việc giải quyết vụ án.
Theo đó, trong trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát.
Nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người bào chữa có hành vi vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc cản trở việc giải quyết vụ án thì người có thẩm quyền giám sát phải dừng ngay cuộc gặp và lập biên bản, báo cáo với Thủ trưởng cơ sở giam giữ và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để xử lý.
Như vậy, người bị tạm giam gặp người bào chữa thì tùy trường hợp sẽ cần phải có sự giám sát.
Lúc này thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát.
Người bị tạm giam là người nước ngoài thì việc thăm gặp sẽ được tổ chức ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, người bị tạm giam là người nước ngoài thì việc gặp sẽ được tổ chức như sau:
- Việc phối hợp tổ chức thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện theo Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
- Khi nhận được yêu cầu tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ sở giam giữ trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo để thông báo cho cơ quan ngoại giao, tổ chức nhân đạo.
Trường hợp đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm, địa điểm tổ chức tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo bằng văn bản, lưu hồ sơ giam giữ.
Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát thì phối hợp với cơ sở giam giữ để tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?