Giải thi đấu mô tô địa hình thì sân thi đấu có khu vực xuất phát rộng bao nhiêu mét? Mỗi vận động viên phải có tối thiểu bao nhiêu xe cứu thương và bác sĩ?
- Sân thi đấu mô tô địa hình có khu vực xuất phát rộng bao nhiêu mét?
- Thi đấu mô tô địa hình thì mỗi vận động viên phải có tối thiểu bao nhiêu xe cứu thương và bác sĩ?
- Tổ chức thi đấu mô tô địa hình thì phải có bao nhiêu trọng tài?
- Tổ chức giải thi đấu mô tô thì tổ chức đứng ra tổ chức phải chịu trách nhiệm gì?
Sân thi đấu mô tô địa hình có khu vực xuất phát rộng bao nhiêu mét?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 13/2013/TT-BVHTTDL, có quy định về sân thi đấu mô tô địa hình như sau:
Sân thi đấu Mô tô địa hình
1. Đường đua có chiều dài tối thiểu là 800m, chiều rộng tối thiểu là 6m, gồm các phần đường thẳng và các khúc cua. Mặt đường đua được làm bằng đất, sỏi hoặc cát theo yêu cầu kỹ thuật và tốc độ thi đấu.
2. Khu vực xuất phát có chiều rộng tối thiểu là 10m, được chia thành các làn riêng cho từng vận động viên.
3. Có khu vực chuẩn bị cho vận động viên ở gần khu vực xuất phát.
4. Phần đường thẳng sau khi xuất phát có chiều dài tối thiểu là 50m.
5. Có nhiều loại chướng ngại vật đặt trên đường đua với các yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
6. Đường đua phải được đánh dấu, dễ phân biệt.
7. Khu vực an toàn ngăn cách giữa khán giả với đường đua rộng tối thiểu là 8m. Hàng rào được đặt ở mép ngoài của khu vực an toàn, có chiều cao tối thiểu là 2m, được làm bằng chất liệu mềm và chắc chắn.
Như vậy, theo quy định trên thì sân đi đấu mô tô địa hình có khu vực xuất phát có chiều rộng tối thiểu là 10m, được chia thành các làn riêng cho từng vận động viên.
Thi đấu mô tô địa hình (Hình từ Internet)
Thi đấu mô tô địa hình thì mỗi vận động viên phải có tối thiểu bao nhiêu xe cứu thương và bác sĩ?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 13/2013/TT-BVHTTD, có quy định điều kiện về y tế như sau:
Điều kiện về y tế
1. Các vận động viên tham dự thi đấu phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe thi đấu của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh trở lên theo quy định của Điều lệ giải.
2. Các vận động viên phải có bảo hiểm tai nạn trong quá trình tham dự giải.
3. Có tối thiểu 02 tổ y tế. Mỗi tổ y tế phải có 01 xe cứu thương, 02 bác sỹ và 06 y tá với đủ cơ số thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu.
4. Phối hợp với các bệnh viện gần nhất để xử lý cấp cứu khi cần thiết.
Như vậy. theo quy định trên thì muốn thi đấu mô tô địa hình thì mỗi vận động viên thi đấu phải có tối thiểu 02 tổ y tế, mỗi tổ y tế phải có 1 xe cứu thương, 02 bác sĩ và 6 y tá với đủ cơ số thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu.
Tổ chức thi đấu mô tô địa hình thì phải có bao nhiêu trọng tài?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 13/2013/TT-BVHTTDL, có quy định điều kiện về nhân viên chuyên môn như sau:
Điều kiện về nhân viên chuyên môn
1. Các giải thi đấu phải đảm bảo tối thiểu 10 trọng tài quốc gia và 12 trọng tài địa phương được Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam công nhận.
2. Địa điểm tổ chức thi đấu phải được đại diện kỹ thuật kiểm tra trước 03 ngày trước ngày thi đấu và trong suốt quá trình diễn ra giải đấu. Đại diện kỹ thuật có quyền dừng thi đấu nếu thấy không đảm bảo an toàn cho các thành viên tham gia.
Đại diện kỹ thuật do Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì muốn tổ chức các giải thi đấu mô tô địa hình thì phải có tối thiểu 10 trọng tài quốc gia và 12 trọng tài địa phương được Liên đoàn Xe đạp – Mô tô thể thao Việt Nam công nhận.
Tổ chức giải thi đấu mô tô thì tổ chức đứng ra tổ chức phải chịu trách nhiệm gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 13/2013/TT-BVHTTDL, có quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức đứng ra tổ chức giải thi đấu Mô tô thể thao có trách nhiệm báo cáo hoặc xin phép tổ chức giải bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định pháp luật.
2. Ban Tổ chức giải có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức, chương trình, lịch trình và lộ trình thi đấu; đảm bảo an toàn và các yêu cầu chuyên môn;
b) Phối hợp với các cơ quan Công an, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo công tác an toàn, trật tự, công tác y tế, sơ cứu, cấp cứu trong quá trình thi đấu, công tác tuyên truyền, quảng cáo theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức đứng ra tổ chức giải thi đấu Mô tô thể thao có trách nhiệm báo cáo hoặc xin phép tổ chức giải bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định pháp luật.
2. Ban Tổ chức giải có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức, chương trình, lịch trình và lộ trình thi đấu; đảm bảo an toàn và các yêu cầu chuyên môn;
b) Phối hợp với các cơ quan Công an, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo công tác an toàn, trật tự, công tác y tế, sơ cứu, cấp cứu trong quá trình thi đấu, công tác tuyên truyền, quảng cáo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thep quy định trên thì tổ chức thi đấu mô tô địa hình thì tổ chức đứng ra tổ chức giải thi đấu Mô tô thể thao có trách nhiệm báo cáo hoặc xin phép tổ chức giải bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?