Giải tỏa cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp có phải là biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không?
- Giải tỏa cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp có phải là biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không?
- Cá nhân không tự nguyện thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả giải tỏa cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp xử lý như thế nào?
- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bao gồm những biện pháp nào?
Giải tỏa cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp có phải là biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không?
Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
"3. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;
c) Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
d) Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;
đ) Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
e) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;
g) Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;
h) Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;
i) Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;
k) Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
l) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;
m) Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;
n) Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
o) Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này;
p) Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
q) Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;
r) Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, 30 và 32 của Nghị định này."
Theo đó, việc giải tỏa cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp có thể xem là biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là biện pháp khắc phục hậu quả khi người dân có hành vi vi phạm trong việc sử dụng đất bị xử lý vi phạm hành chính.
Giải tỏa cây trồng trái phép
Cá nhân không tự nguyện thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả giải tỏa cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
"1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.”
Theo đó, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt là một trong các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Như vậy, trường hợp cá nhân không tự nguyện thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả giải tỏa cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định.
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bao gồm những biện pháp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
"2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này."
Như vậy, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt gồm những biện pháp nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?