Giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm những lĩnh vực nào?
Giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm những lĩnh vực nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT, giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm những lĩnh vực sau:
- Giám định tư pháp về trồng trọt và bảo vệ thực vật.
- Giám định tư pháp về chăn nuôi và thú y.
- Giám định tư pháp về lâm nghiệp.
- Giám định tư pháp về diêm nghiệp.
- Giám định tư pháp về thủy sản.
- Giám định tư pháp về thủy lợi.
- Giám định tư pháp về phòng, chống thiên tai.
- Giám định tư pháp về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối.
- Giám định tư pháp về ngành, lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
Giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tối đa là bao lâu?
Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện trong thời hạn tối đa quy định tại Điều 5 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Thời hạn giám định tư pháp
1. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 26a Luật Giám định tư pháp năm 2012 được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 56/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tối đa là 03 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp; có từ 02 nội dung giám định khác nhau trở lên; liên quan đến nhiều lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư này; liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
4. Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa của từng trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, do cơ quan trưng cầu quyết định bằng văn bản theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
5. Trường hợp khi có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở xác định việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Theo quy định trên, thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tối đa là 03 tháng.
Tuy nhiên trong trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp; có từ 02 nội dung giám định khác nhau trở lên; liên quan đến nhiều lĩnh vực; liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
Lưu ý: thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể được gia hạn nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa của từng trường hợp nêu trên.
Tiêu chuẩn để trở thành giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là gì?
Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phải đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại Điều 6 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam được lựa chọn, xem xét bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Luật Giám định tư pháp năm 2012, bao gồm:
1. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp năm 2012.
2. Có trình độ đại học trở lên do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam.
3. Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức hoặc ký hợp đồng lao động, phù hợp với lĩnh vực giám định tư pháp mà người đó được bổ nhiệm.
Như vậy, Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
(1) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
(2) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, không thuộc các trường hợp sau:
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
(3) Có trình độ đại học trở lên do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam.
(4) Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức hoặc ký hợp đồng lao động, phù hợp với lĩnh vực giám định tư pháp mà người đó được bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?