Giám đốc hợp tác xã có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Nếu có mức đóng BHXH là bao nhiêu?
Giám đốc hợp tác xã có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định theo điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
Căn cứ trên quy định người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 38 Luật Hợp tác xã 2012 có quy định người điều hành hoạt động của hợp tác xã như sau:
Giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
...
Như vậy, nếu Giám đốc hợp tác xã có hưởng lương hàng tháng từ việc điều hành hoạt động của hợp tác thì sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng của Giám đốc hợp tác xã là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng của Giám đốc hợp tác xã được quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng của Giám đốc hợp tác xã bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Giám đốc hợp tác xã có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Nếu có mức đóng BHXH là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Giám đốc hợp tác xã có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?
Giám đốc hợp tác xã có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
Giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Giám đốc (tổng giám đốc) có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của hội đồng quản trị;
c) Ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị;
d) Trình hội đồng quản trị báo cáo tài chính hằng năm;
đ) Xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trình hội đồng quản trị quyết định;
e) Tuyển dụng lao động theo quyết định của hội đồng quản trị;
g) Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Trường hợp giám đốc (tổng giám đốc) do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê thì ngoài việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này còn phải thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp đại hội thành viên, hội đồng quản trị.
Như vậy, Giám đốc hợp tác xã có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã;
- Thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của hội đồng quản trị;
- Ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã theo ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị;
- Trình hội đồng quản trị báo cáo tài chính hằng năm;
- Xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã trình hội đồng quản trị quyết định;
- Tuyển dụng lao động theo quyết định của hội đồng quản trị;
- Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?