Giám đốc Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài phải tổ chức, điều hành Trung tâm như thế nào?
- Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam làm các công việc cụ thể gì?
- Giám đốc Trung tâm phải tổ chức, điều hành Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài như thế nào?
- Số lượng biên chế của Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài do ai quyết định?
Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam làm các công việc cụ thể gì?
Tại Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành kèm theo Quyết định 0975/2002/QĐ-BTM có giải thích như sau:
Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Xúc tiến Thương Mại, Bộ Thương mại có chức năng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và nước sở tại.
Và theo quy định tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành kèm theo Quyết định 0975/2002/QĐ-BTM quy định thì:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm
1. Quảng bá hình ảnh quốc gia và thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài.
2. Cung cấp thông tin, tư vấn và hướng dẫn các doanh nghiệp nước ngoài phát triển quan hệ kinh doanh với Việt Nam.
3. Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, mở rộng bạn hàng tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu, cụ thể là:
a) Tổ chức và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội trợ, triển lãm thương mại tại nước sở tại.
b) Maketing xuất khẩu: tìm hiểu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, các luật lệ, quy tắc, tiêu chuẩn, thủ tục thâm nhập thị trường, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.
c) Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
d) Sưu tập mẫu mã, kiểu dáng thiết kế sản phẩm, sản phẩm sản xuất từ vật liệu mới gửi về nước nghiên cứu phát triển.
e) Làm đại diện uỷ thác cho nhà xuất khẩu Việt Nam tại nước sở tại khi có yêu cầu.
f) Giúp các doanh nghiệp Việt Nam lập văn phòng đại diện, lập chi nhánh hoặc công ty ở nước ngoài hoặc tìm đối tác kinh doanh.
g) Thành lập, duy trì và quản lý cửa hàng ảo (virtual mall) để quảng bá và chào bán hàng tại Việt Nam.
4. Đại diện của Cục Xúc tiến Thương mại tại nước ngoài để duy trì và phát triển quan hệ hợp tác nghiệp vụ với cơ quan xúc tiến thương mại và các tổ chức hữu quan của nước sở tại.
Như vậy, Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, mở rộng bạn hàng tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu, cụ thể là:
- Tổ chức và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội trợ, triển lãm thương mại tại nước sở tại.
- Maketing xuất khẩu: tìm hiểu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, các luật lệ, quy tắc, tiêu chuẩn, thủ tục thâm nhập thị trường, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.
- Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
- Sưu tập mẫu mã, kiểu dáng thiết kế sản phẩm, sản phẩm sản xuất từ vật liệu mới gửi về nước nghiên cứu phát triển.
- Làm đại diện uỷ thác cho nhà xuất khẩu Việt Nam tại nước sở tại khi có yêu cầu.
- Giúp các doanh nghiệp Việt Nam lập văn phòng đại diện, lập chi nhánh hoặc công ty ở nước ngoài hoặc tìm đối tác kinh doanh.
- Thành lập, duy trì và quản lý cửa hàng ảo (virtual mall) để quảng bá và chào bán hàng tại Việt Nam.
Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài (hình từ Internet)
Giám đốc Trung tâm phải tổ chức, điều hành Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành kèm theo Quyết định 0975/2002/QĐ-BTM quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu Trung tâm:
1. Người đứng đầu Trung tâm là Giám đốc Trung tâm (sau đây gọi tắt là Giám đốc), do Bộ trưởng Bộ Thương mại bộ nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại. Giám đốc Trung Tâm chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại về toàn bộ hoạt động
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc trung tâm:
2.1. Tổ chức thực hiện, quản lý và điều hành các hoạt động của Trung tâm theo đúng các quy định của quy chế này và các quy định có liên quan khác của nhà nước Việt Nam.
2.2. Xây dựng chương trình công tác và thực hiện chế độ báo cáo về Cục Xúc tiến thương mại định kỳ (quý, 6 tháng, hàng năm): chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Việt Nam và các nước sở tại.
2.3. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài liệu, tài sản, phương tiện làm việc của Trung tâm theo đúng các quy định của pháp luật; là chủ tài khoản của Trung tâm.
2.4. Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại.
Theo đó, Giám đốc Trung tâm phải tổ chức thực hiện, quản lý và điều hành các hoạt động của Trung tâm theo đúng các quy định của quy chế này và các quy định có liên quan khác của nhà nước Việt Nam.
Và xây dựng chương trình công tác và thực hiện chế độ báo cáo về Cục Xúc tiến thương mại định kỳ (quý, 6 tháng, hàng năm): chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Việt Nam và các nước sở tại.
Số lượng biên chế của Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài do ai quyết định?
Theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành kèm theo Quyết định 0975/2002/QĐ-BTM quy định về biên chế của Trung tâm như sau:
Biên chế:
Số lượng biên chế của Trung tâm do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại. Ngoài số biên chế được giao, Giám đốc trung tâm có thể được phép thuê người địa phương giúp việc theo hình thức hợp đồng (thư ký, tạp vụ, cán bộ nghiệp vụ) theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
Theo đó, về số lượng biên chế của Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?