Giám khảo Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được tham gia Hội đồng phúc khảo không?
- Thành viên Hội đồng phúc khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện gì?
- Giám khảo Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được tham gia Hội đồng phúc khảo không?
- Hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo, kết quả phúc khảo bài thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được công bố chậm nhất khi nào?
Thành viên Hội đồng phúc khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện gì?
Thành viên Hội đồng phúc khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện được quy định tại Điều 8 Quy chế Thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi
1. Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo được gọi là những người tham gia tổ chức kỳ thi.
2. Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
c) Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc con, anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng) hoặc người giám hộ, người đỡ đầu, người được giám hộ, người được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
d) Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, thành viên của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Như vậy, thành viên Hội đồng phúc khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
- Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
- Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc con, anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng) hoặc người giám hộ, người đỡ đầu, người được giám hộ, người được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
- Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, thành viên của Hội đồng phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Trước đây, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông, gọi tắt là kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là một trong 02 kỳ thi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm theo quy định tại Điều 3 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023).
Thành viên Hội đồng phúc khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 11 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi
1. Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng soạn thảo đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo là những người tham gia tổ chức kỳ thi.
2. Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
c) Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ (hoặc chồng), người giám hộ hoặc đỡ đầu, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
d) Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 của Điều này, thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi, chấm thi, phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn tốt.
Theo quy định trên, thành viên Hội đồng phúc khảo trong thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là người tham gia tổ chức kỳ thi.
Thành viên Hội đồng phúc khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
- Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
- Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ (hoặc chồng), người giám hộ hoặc đỡ đầu, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
- Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện trên, thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi, chấm thi, phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn tốt.
Thành viên Hội đồng phúc khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (Hình từ Internet)
Giám khảo Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được tham gia Hội đồng phúc khảo không?
Giám khảo Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được tham gia Hội đồng phúc khảo không, thì theo điểm b khoản 4 Điều 31 Quy chế Thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Phúc khảo bài thi
...
4. Hội đồng phúc khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
a) Hội đồng phúc khảo do Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập khi có thí sinh đề nghị phúc khảo; Hội đồng phúc khảo có nhiệm vụ chấm lại các bài thi đề nghị phúc khảo và quyết định điểm của các bài thi đó; Thành phần của Hội đồng phúc khảo tương tự như Hội đồng chấm thi được quy định tại khoản 2 Điều 28 Quy chế này;
b) Giám khảo của Hội đồng chấm thi của kỳ thi không được tham gia Hội đồng phúc khảo.
...
Như vậy, giám khảo của Hội đồng chấm thi của kỳ thi không được tham gia Hội đồng phúc khảo.
Trước đây, giám khảo Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được tham gia Hội đồng phúc khảo không thì theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 32 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023), khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 41/2012/TT-BGDĐT như sau:
Phúc khảo bài thi
1. Điều kiện phúc khảo
Thí sinh được quyền xin phúc khảo bài thi khi có nguyện vọng và phải nộp lệ phí phúc khảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Hồ sơ xin phúc khảo gồm:
a) Đơn xin phúc khảo bài thi của thí sinh;
b) Công văn đề nghị phúc khảo bài thi của Thủ trưởng đơn vị dự thi có thí sinh xin phúc khảo.
3. Địa điểm và thời hạn nhận hồ sơ xin phúc khảo: Hồ sơ xin phúc khảo phải được gửi về Cục Quản lý chất lượng trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi. Quá thời hạn trên, hồ sơ xin phúc khảo không được chấp nhận.
4. Hội đồng phúc khảo
a) Hội đồng phúc khảo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập, trong các trường hợp sau:
- Có hồ sơ xin phúc khảo của thí sinh như quy định tại khoản 2 của Điều này;
- Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia yêu cầu.
b) Giám khảo Hội đồng chấm thi của kỳ thi không được tham gia Hội đồng phúc khảo.
...
Theo quy định trên, giám khảo Hội đồng chấm thi của kỳ thi không được tham gia Hội đồng phúc khảo.
Hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo, kết quả phúc khảo bài thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được công bố chậm nhất khi nào?
Hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo, kết quả phúc khảo bài thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được công bố chậm nhất khi nào, thì theo điểm e khoản 6 Điều 31 Quy chế Thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Phúc khảo bài thi
...
6. Chấm phúc khảo:
a) Tổ Chấm phúc khảo sử dụng Hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm do Hội đồng chấm thi cung cấp;
b) Việc chấm phúc khảo bài thi được thực hiện theo hình thức chấm chung;
c) Trước khi phúc khảo phải kiểm tra kỹ từng bài thi, bảo đảm đủ số phách, số tờ;
d) Bài thi chỉ được xem xét thay đổi điểm khi kết quả chấm phúc khảo và kết quả chấm thi có sự chênh lệch từ 5% trở lên so với mức tối đa của thang điểm chấm thi. Tất cả các trường hợp được thay đổi điểm khi phúc khảo đều phải có sự thống nhất của Tổ Chấm phúc khảo và đại diện của Tổ chấm thi:
đ) Các Tổ Chấm phúc khảo tổng hợp kết quả phúc khảo, trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo thi;
e) Kết quả phúc khảo được công bố chậm nhất sau 20 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo.
Như vậy, kết quả phúc khảo được công bố chậm nhất sau 20 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo.
Trước đây, hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo, kết quả phúc khảo được công bố theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 32 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Phúc khảo bài thi
...
4. Hội đồng phúc khảo
...
c) Hội đồng phúc khảo có nhiệm vụ chấm lại các bài thi xin phúc khảo và quyết định điểm của các bài thi đó.
d) Việc chấm phúc khảo được thực hiện theo quy trình chấm thi tại Điều 31 của Quy chế này.
đ) Trường hợp giữa điểm chấm phúc khảo và điểm đã chấm có sự chênh lệch từ 1,0 điểm trở lên, phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các giám khảo chấm phúc khảo với các giám khảo chấm thi đợt đầu và lập Biên bản đối thoại; căn cứ Biên bản đối thoại, Chủ tịch Hội đồng phúc khảo quyết định điểm chấm phúc khảo và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.
e) Điểm thi của thí sinh chỉ được thay đổi nếu điểm chấm phúc khảo chênh lệch với điểm chấm của Hội đồng chấm thi từ 1,0 điểm trở lên.
g) Chủ tịch Hội đồng phúc khảo có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về kết quả chấm phúc khảo.
h) Kết quả phúc khảo được công bố chậm nhất sau 20 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo.
4. Các khiếu nại, tố cáo khác về thi (ngoài điểm thi và hồ sơ thi) do Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết.
Theo đó, kết quả phúc khảo bài thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được công bố chậm nhất sau 20 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?