Giám sát viên an ninh hàng không có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Quy định về tiêu chuẩn và đào tạo huấn luyện giám sát viên an ninh hàng không ra sao?
Giám sát viên an ninh hàng không có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 110 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT, nhiệm vụ và quyền hạn của giám sát viên an ninh hàng không được quy định như sau:
- Thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không theo quy định của thông tư này, khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, không được phép thử nghiệm bí mật
- Được phép tiếp cận, lên tàu bay, vào bất cứ khu vực hạn chế nào tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không, công trình, trang thiết bị, phương tiện
- Được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp giấy tờ, tài liệu hoặc đồ vật có liên quan; thu giữ giấy phép, thẻ kiểm soát an ninh hàng không có liên quan của nhân viên vi phạm; đình chỉ hoạt động của trang thiết bị, phương tiện vi phạm gây uy hiếp an ninh hàng không
- Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp khắc phục có thể; lập biên bản vi phạm, chuyển cho người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật
- Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng độc lập, nếu phát hiện thiếu sót, sai phạm trong công tác bảo đảm an ninh hàng không, giám sát viên an ninh hàng không được quyền trực tiếp khuyến cáo đơn vị, người vi phạm nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm và yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan có hành động khắc phục hậu quả, giảm thiểu rủi ro an ninh hàng không; sau khi đưa ra khuyến cáo phải báo cáo với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý mình
- Giám sát viên an ninh hàng không có quyền đưa ra và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các đánh giá, kết luận, khuyến cáo khi thực hiện nhiệm vụ độc lập
- Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng theo đoàn, giám sát viên an ninh hàng không phải tuân thủ sự phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền, các đề xuất về đánh giá, kết luận, khuyến cáo phải gửi đến trưởng đoàn kiểm soát chất lượng để tổng hợp chung
- Trưởng đoàn kiểm soát chất lượng chịu trách nhiệm cao nhất trong đoàn công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ của đoàn; trong trường hợp kết luận của trưởng đoàn khác với ý kiến của giám sát viên an ninh hàng không, giám sát viên an ninh hàng không có quyền bảo lưu ý kiến trong hồ sơ báo cáo cấp thành lập đoàn công tác.
Giám sát viên an ninh hàng không có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về bổ nhiệm giám sát viên an ninh hàng không cần đáp ứng những gì?
Cụ thể tại khoản 1 Điều 110 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định thì:
- Giám sát viên an ninh hàng không là người thuộc Cảng vụ hàng không và Cục Hàng không Việt Nam thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng và các hoạt động giám sát an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam bổ nhiệm và cấp thẻ giám sát viên an ninh hàng không.
- Mẫu thẻ giám sát viên an ninh hàng không theo quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT
- Yêu cầu về bổ nhiệm giám sát viên an ninh hàng không như sau:
+ Giám sát viên an ninh hàng không được bổ nhiệm theo lĩnh vực hoặc địa bàn hoặc đơn vị được giao giám sát
+ Quyết định bổ nhiệm phải được thông báo đến đối tượng giám sát
+ Trong quyết định bổ nhiệm phải ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của giám sát viên theo nguyên tắc giám sát viên chỉ được sử dụng quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này để thực hiện trách nhiệm đối với lĩnh vực chuyên môn hoặc địa bàn hoặc đơn vị được giao giám sát;
+ Nhiệm kỳ của giám sát viên an ninh hàng không không quá 03 năm.
Quy định về tiêu chuẩn và đào tạo huấn luyện giám sát viên an ninh hàng không như thế nào?
Tại khoản 6 và khoản 8 Điều 110 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT có quy định như sau:
Quy định về giám sát viên an ninh hàng không, giám sát viên an ninh nội bộ và người được cấp thẻ, giấy phép của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia
...
6. Tiêu chuẩn của giám sát viên an ninh hàng không:
a) Có kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực được bổ nhiệm;
b) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực an ninh hàng không tối thiểu 03 năm hoặc tối thiểu 02 năm đối với trường hợp đã công tác trong lực lượng công an, quân đội;
c) Đã hoàn thành khóa học nghiệp vụ giám sát viên an ninh hàng không và được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện an ninh hàng không.
...
8. Giám sát viên an ninh hàng không, giám sát viên an ninh nội bộ được đào tạo, huấn luyện theo quy định về đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?