Giám thị hành lang chỉ được giám sát tối đa bao nhiêu phòng thi cấp chứng chỉ tin học cơ bản theo quy định?
Giám thị hành lang chỉ được giám sát tối đa bao nhiêu phòng thi cấp chứng chỉ tin học cơ bản theo quy định?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT về lập danh sách thí sinh và bố trí phòng thi cụ thể như sau:
Lập danh sách thí sinh và bố trí phòng thi
1. Danh sách thí sinh dự thi được lập theo thứ tự của bảng chữ cái cho mỗi phòng thi để đánh số báo danh, sắp xếp thí sinh vào các vị trí trong phòng thi.
2. Bố trí giám thị trong và ngoài phòng thi
a) Giám thị trong phòng thi: Mỗi phòng thi có ít nhất 02 giám thị; mỗi giám thị giám sát không quá 10 thí sinh;
b) Giám thị ngoài phòng thi: Mỗi người giám sát không quá 03 phòng thi.
3. Bố trí phòng thi
a) Trong mỗi phòng thi có danh sách ảnh của thí sinh. Tại cửa ra vào phòng thi phải niêm yết nội quy phòng thi, danh sách thí sinh dự thi và các quy định khác liên quan đến đợt thi (nếu có); có camera giám sát trực tuyến và ghi hình, đồng hồ treo tường hoạt động trong suốt thời gian thi;
b) Sắp xếp chỗ ngồi cho các thí sinh trong phòng thi đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo cả hàng ngang và hàng dọc giữa hai thí sinh là 1,2 mét;
c) Mỗi thí sinh được sử dụng một máy tính riêng biệt.
Như vậy, giám thị hành lang (hay còn gọi là giám thị ngoài phòng thi) chỉ được giám sát không quá 03 phòng thi cấp chứng chỉ tin học cơ bản theo quy định.
Giám thị hành lang chỉ được giám sát tối đa bao nhiêu phòng thi cấp chứng chỉ tin học cơ bản theo quy định? (Hình từ Internet)
Trong thời gian làm bài thi giám thị hành lang giám sát những đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT về quy trình coi thi cụ thể như sau:
Quy trình coi thi
1. Trước buổi thi ít nhất 01 ngày, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký, kỹ thuật viên của Hội đồng thi có mặt tại địa điểm thi để thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra việc chuẩn bị cho kỳ thi: cơ sở vật chất và các thiết bị, phương tiện phục vụ công tác tổ chức thi;
b) Niêm yết danh sách thí sinh dự thi, mã số dự thi của thí sinh, nội quy phòng thi.
...
3. Trong thời gian làm bài thi
a) Giám thị trong phòng thi giám sát chặt chẽ phòng thi, không để thí sinh trao đổi, quay cóp bài;
b) Trường hợp cần phải cho thí sinh ra ngoài phòng thi, giám thị trong phòng thi chỉ cho từng thí sinh ra ngoài và báo cho giám thị ngoài phòng thi để theo dõi, giám sát;
c) Trường hợp có thí sinh vi phạm quy định thi, giám thị trong phòng thi lập biên bản và báo cáo ngay cho Trưởng Ban Coi thi để có biện pháp xử lý;
d) Giám thị ngoài phòng thi giám sát thí sinh và giám thị, giám khảo, kỹ thuật viên trong phòng thi tại khu vực được Trưởng Ban Coi thi phân công; đồng thời giám sát và không cho phép thí sinh tiếp xúc với bất kỳ người nào khác.
Như vậy, trong thời gian làm bài thi giám thị hành lang giám sát thí sinh và giám thị, giám khảo, kỹ thuật viên trong phòng thi tại khu vực được Trưởng Ban Coi thi phân công; đồng thời giám sát và không cho phép thí sinh tiếp xúc với bất kỳ người nào khác.
Lưu ý: trong thời gian làm bài thi, trường hợp cần phải cho thí sinh ra ngoài phòng thi, giám thị trong phòng thi chỉ cho từng thí sinh ra ngoài và báo cho giám thị hành lang để theo dõi, giám sát.
Hội đồng thi cấp chứng chỉ tin học cơ bản được thành lập và giải thể như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT thì:
Hội đồng thi do Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của trung tâm sát hạch ra quyết định thành lập.
Thành phần Hội đồng thi gồm:
- Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng (nếu cần) do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc trung tâm đảm nhiệm và các thành viên Hội đồng;
- Các ban của Hội đồng thi gồm: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi. Thành viên các ban của Hội đồng thi được chọn trong số cán bộ, giáo viên có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác thi và kiểm tra.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng thi và thành viên các Ban của Hội đồng thi phải là người không có người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột; cha, mẹ, anh, chị em ruột của vợ hoặc chồng) của thí sinh tham dự kỳ thi tại Hội đồng thi.
Hội đồng thi tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT thì chứng chỉ tin học được định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng chỉ ứng dụng CNTT là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm xác nhận trình độ, năng lực sử dụng CNTT theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2014/TT-BTTTT thì Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin gồm 02 loại:
- Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản;
- Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao.
Từ đó, chứng chỉ tin học cơ bản có tên đầy đủ là Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm xác nhận trình độ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?