Giàn cố định trên biển là gì? Thiết kế giàn cố định trên biển phải đảm bảo các yêu cầu chung nào?
Giàn cố định trên biển là gì?
Giàn cố định trên biển được giải thích theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-1:2017 quy định:
Giàn cố định trên biển (fixed offshore platforms): Công trình được giữ cố định thường xuyên với đáy biển bằng trọng lượng bản thân, đóng cọc hoặc neo.
Theo đó, giàn cố định trên biển là công trình được giữ cố định thường xuyên với đáy biển bằng trọng lượng bản thân, đóng cọc hoặc neo.
Thiết kế giàn cố định trên biển (Hình từ Internet)
Thiết kế giàn cố định trên biển phải đảm bảo các yêu cầu chung nào?
Yêu cầu chung về thiết kế giàn cố định trên biển theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-1:2017 cụ thể:
* Giàn được thiết kế theo một trong các nguyên lý thiết kế và phương pháp thiết kế sau:
- Thiết kế theo phương pháp hệ số độ bền và hệ số tải trọng (sau đây được gọi là phương pháp LRFD);
- Thiết kế theo ứng suất làm việc;
- Thiết kế dựa trên thử nghiệm;
- Thiết kế theo phương pháp xác suất.
* Việc xem xét thiết kế chung, mà chưa xét đến phương pháp thiết kế, được nêu tại 5.2.2.
* Việc xác định hiệu ứng tải trọng hoặc độ bền trong một số trường hợp dựa trên thử nghiệm hoặc theo dõi đặc trưng kỹ thuật của các mô hình hoặc kết cấu thực tế được xem như là một sự thay thế hoặc bổ sung cho phương pháp phân tích.
* Phương pháp phân tích độ tin cậy trực tiếp chủ yếu được xem xét áp dụng đối với các vấn đề trong các trường hợp thiết kế đặc biệt, để hiệu chỉnh hệ số tải trọng và hệ số độ bền được sử dụng trong phương pháp LRFD và các điều kiện nơi mà tồn tại các hạn chế về kinh nghiệm.
* Yêu cầu về an toàn
Các giàn phải có độ an toàn về tính mạng và sức khỏe con người, về ô nhiễm môi trường và các tổn thất về kinh tế trong tất cả các giai đoạn của tuổi thọ giàn, bao gồm từ chế tạo trên bờ, vận chuyển - dựng lắp ngoài khơi đến khai thác và thanh lý.
Một giàn được thiết kế, thi công và kiểm tra phù hợp với Tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn bổ sung như nêu ở mục 5.1.7 được coi là có đủ độ an toàn.
* Yêu cầu về chức năng giàn
Mỗi giàn có thể có yêu cầu riêng biệt về khả năng phục vụ do chủ giàn đề ra, bên cạnh các yêu cầu về chức năng do tiêu chuẩn đòi hỏi.
* Tiêu chuẩn này có thể sử dụng cùng với tiêu chuẩn bổ sung khác để thiết kế kết cấu hoặc sử dụng độc lập khi không có tiêu chuẩn bổ sung. Tiêu chuẩn này sẽ được dùng làm tiêu chuẩn chính trong thiết kế khi có kết hợp với tiêu chuẩn khác.
* Tiêu chuẩn bổ sung:
- Tiêu chuẩn này được sử dụng bổ sung cùng với các tiêu chuẩn thiết kế khác được công nhận, như tiêu chuẩn kiểm tra vật liệu, sản xuất vật liệu,.v.v... Các tiêu chuẩn bổ sung phải được chọn phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đã sử dụng. Đối với mỗi giàn phải dùng thống nhất một bộ tiêu chuẩn;
- Nếu có sự mâu thuẫn giữa các tiêu chuẩn đã ban hành và Tiêu chuẩn này, thì phải lấy theo Tiêu chuẩn này;
- Tất cả các tiêu chuẩn sử dụng trong thiết kế, phải trình cơ quan quản lý có thẩm quyền để chấp nhận trước khi thiết kế.
* Mục đích của thiết kế
Kết cấu và phần tử kết cấu được thiết kế để:
- Chịu được các tải trọng có thể xuất hiện trong tất cả các điều kiện tạm thời, khai thác và hư hỏng, nếu yêu cầu;
- Duy trì mức an toàn chấp nhận được đối với con người và môi trường;
- Có đủ độ bền để chống lại sự hư hỏng trong suốt tuổi thọ thiết kế của kết cấu.
Lưu ý:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-1:2017 áp dụng cho các giai đoạn: thiết kế, thi công và duy tu khảo sát sửa chữa cho các giàn bằng thép, bêtông cốt thép. Đối với các giàn bằng các loại vật liệu khác cần được xem xét cụ thể trong từng trường hợp.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-1:2017 không áp dụng cho các bộ phận đặc biệt của giàn (có người hoạt động ở dưới nước) và các bộ phận phụ của kết cấu không ảnh hưởng đến tính chất làm việc tổng thể của giàn.
Giàn cố định trên biển phải đảm bảo các yêu cầu chung nào?
Giàn cố định trên biển phải đảm bảo các yêu cầu chung ở tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-1:2017 quy định:
* Tiêu chuẩn này đưa ra một mức chấp nhận về an toàn bằng việc xác định các yêu cầu tối thiểu áp dụng cho kết cấu và thành phần trong kết cấu.
* Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thiết kế kết cấu đầy đủ bao gồm cả kết cấu thượng tầng và nền móng.
* Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu cho:
- Nguyên tắc thiết kế;
- Phân loại kết cấu;
- Nguyên tắc khảo sát và lựa chọn kết cấu;
- Tải trọng thiết kế;
- Phân tích hiệu ứng tải trọng;
- Thiết kế kết cấu và kết nối;
- Chống ăn mòn;
- Thiết kế móng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?