Giảng viên cao đẳng sư phạm muốn được thi thăng hạng lên chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp thì phải đáp ứng điều kiện thế nào?
Giảng viên cao đẳng sư phạm muốn được thi thăng hạng lên chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp thì phải đáp ứng điều kiện thế nào?
Thi thăng hạng giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT thì viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính.
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp;
Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019).
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp.
- Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT.
Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 07/12/2023) thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT.
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp có tiêu chuẩn như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT) quy định giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp phải có các tiêu chuẩn như sau:
* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Có kiến thức chuyên sâu về các môn học, ngành học được phân công giảng dạy; có kiến thức về môn học, ngành học liên quan; có hiểu biết sâu rộng về thực tiễn nghề nghiệp, về những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
- Nắm vững thực tiễn và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành; vận dụng thành thạo các kỹ năng, phương pháp sư phạm vào giảng dạy; có khả năng đánh giá, tổng kết các kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy để phổ biến, áp dụng trong cơ sở giáo dục;
- Chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;
- Chủ trì biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (do Thủ trưởng cơ sở giáo dục hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên cao đẳng sư phạm và có mã số chuẩn quốc tế ISBN;
- Tác giả của ít nhất 04 (bốn) bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên cao đẳng sư phạm đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp;
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp phải có thời gian giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm chính hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 (sáu) năm, trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm chính tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Nhiệm vụ của Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp là gì?
Nhiệm vụ của giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp được quy định tại Điều 6 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT như sau:
* Nhiệm vụ:
- Giảng dạy; hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có);
- Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc cho người học thông qua quá trình giảng dạy.
Đánh giá kết quả học tập, kết quả tốt nghiệp của người học.
Tổ chức hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; hướng dẫn người học phương pháp học tập, nghiên cứu có hiệu quả; phát hiện năng lực sở trường của người học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tài năng;
- Chủ trì xây dựng, phát triển chương trình đào tạo của chuyên ngành; đề xuất phương hướng, biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành.
Chủ động cập nhật thường xuyên những thành tựu khoa học vào việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định chương trình, sách phục vụ đào tạo;
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học; định hướng nghiên cứu khoa học cho tổ, nhóm chuyên môn; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục trong và ngoài nước;
- Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng sư phạm theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; chủ trì tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục;
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?