Giảng viên đại học hàm Giáo sư có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu tối đa bao nhiêu năm so với tuổi nghỉ hưu quy định? Cần đáp ứng được những điều kiện gì?
- Giảng viên đại học hàm giáo sư có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu tối đa bao nhiêu năm so với tuổi nghỉ hưu quy định?
- Giảng viên đại học hàm giáo sư để có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Đơn đề nghị kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với giảng viên đại học hàm giáo sư cần gửi trước thời điểm nghỉ hưu bao nhiêu tháng?
Giảng viên đại học hàm giáo sư có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu tối đa bao nhiêu năm so với tuổi nghỉ hưu quy định?
Đối tượng được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn được quy định tại Điều 2 Nghị định 50/2022/NĐ-CP, gồm những đối tượng sau:
(1) Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư;
(2) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II;
(3) Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần;
(4) Viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 50/2022/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc thực hiện kéo dài tuổi nghỉ hưu như sau:
Nguyên tắc thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
1. Bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.
2. Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.
3. Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
4. Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu viên chức có nguyện vọng nghỉ làm việc hoặc đơn vị sự nghiệp không còn nhu cầu thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu Điều 4 Nghị đinh 135/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, giảng viên đại học hàm giáo sư có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, tuy nhiên việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 05 năm so với độ tuổi nghỉ hưu hiện nay (60 tuổi 09 tháng đối với lao động nam và đủ 56 tuổi đối với lao động nữ năm 2023).
Giảng viên đại học hàm Giáo sư có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu tối đa bao nhiêu năm so với tuổi nghỉ hưu quy định? Cần đáp ứng được những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Giảng viên đại học hàm giáo sư để có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu cần đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện kéo dài tuổi nghỉ hưu được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức
1. Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
b) Có đủ sức khỏe;
c) Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
...
Từ những quy định trên thì giảng viên đại học hàm giáo sư có nhu cầu kéo dài tuổi nghỉ hưu của mình cần phải đáp ứng được những điều kiện sau:
(1) Cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu;
(2) Giảng viên đại học phải có đủ sức khỏe;
(3) Giảng viên không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
Đơn đề nghị kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với giảng viên đại học hàm giáo sư cần gửi trước thời điểm nghỉ hưu bao nhiêu tháng?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP có quy định về trình tự thủ tục xem xét kèo dài độ tuổi nghỉ hưu như sau:
Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức
...
2. Trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác:
a) Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác;
b) Viên chức đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng;
c) Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác và chủ trương, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập để xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài đối với từng trường hợp viên chức;
d) Quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.
Như vậy, giảng viên đại học đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?