Giảng viên đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Giảng viên đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm những chức danh nào?
- Giảng viên đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Thời gian giảng dạy của giảng viên đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã như thế nào?
Giảng viên đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm những chức danh nào?
Giảng viên đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 33 Thông tư 107/2010/TT-BQP quy định về nhiệm vụ của giảng viên như sau:
Nhiệm vụ của giảng viên
...
2. Chức danh các chức vụ giảng viên hoạt động trong nhà trường được sắp xếp theo 2 cấp chức vụ:
a) Giảng viên chính;
b) Giảng viên.
Theo đó, giảng viên đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm những chức danh như sau:
- Giảng viên chính;
- Giảng viên.
Giảng viên đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 33 Thông tư 107/2010/TT-BQP quy định về nhiệm vụ của giảng viên như sau:
Nhiệm vụ của giảng viên
1. Giảng viên là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức Quốc phòng hoạt động trong nhà trường có chức năng nhiệm vụ chung là:
a) Giảng dạy và giáo dục rèn luyện học viên;
b) Nghiên cứu và thực nghiệm khoa học công tác quốc phòng, giáo dục quân sự, nghệ thuật quân sự, kỹ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn, chuyên môn nghiệp vụ. Học tập bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ kiến thức khoa học quân sự, nghiệp vụ chuyên ngành và tham gia công tác quản lý giáo dục, đào tạo của nhà trường;
c) Thực hiện các mặt công tác khác của người cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc viên chức Quốc phòng.
....
Theo đó, giảng viên đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức Quốc phòng hoạt động trong nhà trường có chức năng nhiệm vụ chung là:
- Giảng dạy và giáo dục rèn luyện học viên;
- Nghiên cứu và thực nghiệm khoa học công tác quốc phòng, giáo dục quân sự, nghệ thuật quân sự, kỹ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn, chuyên môn nghiệp vụ.
Học tập bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ kiến thức khoa học quân sự, nghiệp vụ chuyên ngành và tham gia công tác quản lý giáo dục, đào tạo của nhà trường;
- Thực hiện các mặt công tác khác của người cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc viên chức Quốc phòng.
Thời gian giảng dạy của giảng viên đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 34 Thông tư 107/2010/TT-BQP quy định về giờ chuẩn, định mức thời gian làm việc của giảng viên như sau:
Quy định giờ chuẩn, định mức thời gian làm việc của giảng viên
...
2. Thời gian giảng dạy
Thời gian giành cho làm công tác giảng dạy chuyên môn bao gồm thời gian chuẩn bị giảng dạy (soạn bài, giảng thử, chuẩn bị vật chất, trang bị đồ dùng dạy học, giảng đường, thao trường, bãi tập...) và thời gian thực hành giảng dạy, chiếm 50% tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên; trong đó thời gian trực tiếp giảng dạy quy ra giờ chuẩn theo định mức như sau:
a) Giảng viên: 260 - 280 tiết;
b) Giảng viên chính: 280 - 300 tiết;
Định mức thời gian giảng dạy trên áp dụng cho các bộ môn như sau:
- Các môn khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật quân sự, quân sự chung, các môn chuyên ngành và thể thao quân sự áp dụng định mức thấp;
- Các môn khoa học cơ bản, cơ sở, ngoại ngữ áp dụng định mức cao;
c) Giảng viên trực tiếp làm công tác quản lý, kiêm nhiệm công tác đoàn thể quần chúng được giảm định mức thời gian làm việc theo tỷ lệ sau:
- Chủ nhiệm Khoa, Phó Chủ nhiệm Khoa là Bí thư Đảng uỷ giảm 40% định mức;
- Phó Chủ nhiệm Khoa, Chủ nhiệm Bộ môn giảm 30% định mức;
- Phó chủ nhiệm Bộ môn, trợ lý Giáo vụ khoa giảm 20% định mức;
- Phụ nữ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi giảm 10% định mức.
...
Theo đó, thời gian giành cho làm công tác giảng dạy chuyên môn bao gồm thời gian chuẩn bị giảng dạy (soạn bài, giảng thử, chuẩn bị vật chất, trang bị đồ dùng dạy học, giảng đường, thao trường, bãi tập...) và thời gian thực hành giảng dạy, chiếm 50% tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên.
Trong đó thời gian trực tiếp giảng dạy quy ra giờ chuẩn theo định mức như sau:
- Giảng viên: 260 - 280 tiết;
- Giảng viên chính: 280 - 300 tiết;
Định mức thời gian giảng dạy trên áp dụng cho các bộ môn như sau:
+ Các môn khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật quân sự, quân sự chung, các môn chuyên ngành và thể thao quân sự áp dụng định mức thấp;
+ Các môn khoa học cơ bản, cơ sở, ngoại ngữ áp dụng định mức cao;
- Giảng viên trực tiếp làm công tác quản lý, kiêm nhiệm công tác đoàn thể quần chúng được giảm định mức thời gian làm việc theo tỷ lệ sau:
+ Chủ nhiệm Khoa, Phó Chủ nhiệm Khoa là Bí thư Đảng uỷ giảm 40% định mức;
+ Phó Chủ nhiệm Khoa, Chủ nhiệm Bộ môn giảm 30% định mức;
+ Phó chủ nhiệm Bộ môn, trợ lý Giáo vụ khoa giảm 20% định mức;
+ Phụ nữ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi giảm 10% định mức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?