Giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cần đáp ứng tiêu chuẩn gì và có nhiệm vụ cụ thể nào trong việc nghiên cứu khoa học và công nghệ?
- Giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
- Giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào trong việc nghiên cứu khoa học và công nghệ?
- Giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát được hưởng những chế độ và chính sách nào?
Giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về giảng viên như sau:
Giảng viên
1. Giảng viên tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm:
a) Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao;
b) Giảng viên kiêm nhiệm theo quyết định của lãnh đạo VKSND tối cao;
c) Người được mời thỉnh giảng.
2. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của giảng viên đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của người được mời thỉnh giảng thực hiện theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
...
Theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Tiêu chuẩn
a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
b) Phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức lối sống lành mạnh;
c) Đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn theo quy định;
d) Có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
đ) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
e) Lý lịch bản thân rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về chính trị.
...
Theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có lực từ ngày 15/06/2023) quy định:
Tiêu chuẩn
...
3. Giảng viên:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cần đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể trên.
Trước đây, căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ ngày 15/06/2023) quy định tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn cụ thể
...
3. Giảng viên
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên (hạng III).
d) Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với giảng viên giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị,
đ) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
e) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Như vậy, giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cần đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định cụ thể trên.
Giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát (Hình từ Internet)
Giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào trong việc nghiên cứu khoa học và công nghệ?
Theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát trong việc nghiên cứu khoa học và công nghệ như sau:
- Biên soạn chương trình, tài liệu và giảng dạy theo quy định;
- Nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Và theo Điều 16 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có lực từ ngày 15/06/2023) quy định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học như sau:
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học được phân công; kết quả phải được Hội đồng khoa học đánh giá đạt yêu cầu trở lên.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học, chuyên đề thuộc nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng được phân công giảng dạy.
- Viết bài báo đăng trên các tạp chí khoa học; các chuyên đề, báo cáo, tham luận tại các hội nghị, hội thảo được phân công tham dự.
- Thực hiện quá trình đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của học viên; tham gia đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học khi được phân công.
- Việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn của giảng viên.
- Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm khoa học và công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
- Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên và quy định cụ thể về số giờ nghiên cứu khoa học được quy đổi từ các loại hình sản phẩm khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Đồng thời, tại Điều 15 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ ngày 15/06/2023) quy định về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ như sau:
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ
1. Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được phân công và có kết quả cụ thể được Hội đồng khoa học đánh giá đạt yêu cầu trở lên.
2. Nghiên cứu khoa học và công nghệ để xây dựng chương trình bồi dưỡng; tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; cải tiến phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học, chuyên đề thuộc nội dung, chương trình bồi dưỡng được phân công giảng dạy.
3. Viết các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, các chuyên đề, báo cáo khoa học tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học được phân công.
4. Thực hiện quá trình đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của học viên; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
5. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, công nghệ và các hoạt động khoa học khác khi được phân công.
Theo đó, giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Biên soạn chương trình, tài liệu và giảng dạy theo quy định;
- Nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Trong đó, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ được quy định cụ thể như sau:
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được phân công và có kết quả cụ thể được Hội đồng khoa học đánh giá đạt yêu cầu trở lên.
- Nghiên cứu khoa học và công nghệ để xây dựng chương trình bồi dưỡng; tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; cải tiến phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học, chuyên đề thuộc nội dung, chương trình bồi dưỡng được phân công giảng dạy.
- Viết các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, các chuyên đề, báo cáo khoa học tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học được phân công.
- Thực hiện quá trình đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của học viên; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, công nghệ và các hoạt động khoa học khác khi được phân công.
Giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát được hưởng những chế độ và chính sách nào?
Theo khoản 3 Điều 34 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
...
3. Chế độ, chính sách
a) Chế độ, chính sách đối với giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia do cấp có thẩm quyền quy định;
b) Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được hưởng chế độ, chính sách của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.
4. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Và theo Điều 23 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có lực từ ngày 15/06/2023) quy định:
Chính sách đối với giảng viên
1. Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được hưởng chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp giảng dạy, được trả lương dạy thêm giờ và các chính sách, chế độ khác của giảng viên cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật; được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được bổ nhiệm phó giáo sư, giáo sư và được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát được hưởng những chế độ và chính sách nêu trên.
Trước đây, đồng thời, tại Điều 23 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ ngày 15/06/2023) quy định về chính sách đối với giảng viên như sau:
Chính sách đối với giảng viên
1. Giảng viên thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được hưởng chế độ về tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp giảng dạy, trả lương dạy thêm giờ và các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước như đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học; được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Chế độ nghỉ hàng năm của giảng viên gồm các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ tết, nghỉ các ngày lễ, nghỉ phép (hoặc nghỉ hè), nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật. Căn cứ kế hoạch năm học, điều kiện cụ thể, người đứng đầu cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bố trí thời gian nghỉ phép (hoặc nghỉ hè) cho giảng viên một cách hợp lý.
3. Được xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo các quy định của Nhà nước như đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.
Theo đó, giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát được hưởng chế độ, chính sách của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?