Giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải đáp ứng điều kiện gì?
Giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định như sau:
Tiêu chuẩn giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng
Giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đối với đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá:
a) Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;
b) Có thời gian công tác từ 5 (năm) năm trở lên trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá tại các Học viện, Trường Đại học hoặc làm công tác thực tiễn quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành phù hợp với các chuyên đề của khóa học quy định tại Thông tư này.
2. Đối với bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá:
a) Giảng viên đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thẩm định viên về giá tham gia giảng dạy có tối thiểu 7 (bảy) năm kinh nghiệm hành nghề thẩm định giá.
Chiếu theo quy định này, giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Đối với đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá:
+ Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;
+ Có thời gian công tác từ 5 (năm) năm trở lên trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá tại các Học viện, Trường Đại học hoặc làm công tác thực tiễn quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành phù hợp với các chuyên đề của khóa học.
- Đối với bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá:
+ Giảng viên đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại mục (1);
+ Thẩm định viên về giá tham gia giảng dạy có tối thiểu 7 (bảy) năm kinh nghiệm hành nghề thẩm định giá.
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá (hình từ Internet)
Trình tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được quy định ra sao?
Theo Điều 8 Thông tư 204/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2019/TT-BTC quy định trình tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được thực hiện như sau:
- Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc trước ngày mở khóa học/ lớp học (tính theo dấu công văn đến), đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phải gửi cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) văn bản thông báo mở khóa học/ lớp học kèm theo các tài liệu và thông tin sau:
+ Quyết định mở khóa học/ lớp học của Thủ trưởng đơn vị;
+ Danh sách giảng viên theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 11/2019/TT-BTC; Tải về
+ Danh sách Ban quản lý khóa học/ lớp học;
+ Nội dung, chương trình, tài liệu và lịch học của khóa học/ lớp học;
+ Riêng đối với bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (cập nhật kiến thức) về thẩm định giá thì chậm nhất 5 (năm) ngày làm việc trước ngày mở khóa học/ lớp học đầu tiên của năm, đơn vị tổ chức bồi dưỡng phải gửi cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) tài liệu cập nhật kiến thức.
- Kết thúc mỗi khóa học/ lớp học, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của học viên vào Phiếu đánh giá chất lượng khóa học (bao gồm cả lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá) theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư 11/2019/TT-BTC. Tải về
- Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa học/ lớp học (tính theo dấu bưu điện hoặc theo dấu công văn đến của Bộ Tài chính), đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phải gửi cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, kèm theo các tài liệu sau:
+ Quyết định công nhận kết quả đạt yêu cầu khóa học/ lớp học;
+ Danh sách học viên đạt yêu cầu khóa học/ lớp học và được cấp Chứng chỉ, Giấy chứng nhận theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư 11/2019/TT-BTC. Tải về
- Định kỳ hàng năm, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng gửi báo cáo tình hình hoạt động trong năm và phương hướng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của năm tiếp theo về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) theo Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư 11/2019/TT-BTC. Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 của năm liền kề sau năm báo cáo. Tải về
Việc lưu trữ hồ sơ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được quy định thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định về việc lưu trữ hồ sơ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá bao gồm các tài liệu sau:
- Các tài liệu quy định tại Điều 8 Thông tư 204/2014/TT-BTC và Điều 12 Thông tư 204/2014/TT-BTC;
- Hợp đồng giảng dạy và thanh lý Hợp đồng (nếu có);
- Đơn xin học của học viên hoặc Quyết định của đơn vị cử đi học (nếu có);
- Các bài kiểm tra của học viên;
- Phiếu đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Cũng theo quy định này, thời gian lưu trữ hồ sơ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giátối thiểu là 10 (mười) năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?