Giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cần gửi báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Khi thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cần lưu trữ những thông tin nào?
- Giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cần gửi báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Để làm rõ giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có thể yêu cầu đối tượng giám sát giải trình không?
Khi thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cần lưu trữ những thông tin nào?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định việc lưu trữ dữ liệu phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán như sau:
Lưu trữ dữ liệu phục vụ công tác giám sát
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ thông tin về:
1. Dữ liệu bù trừ, thanh toán chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
2. Dữ liệu về thông tin nhà đầu tư giao dịch chứng khoán và các sản phẩm phái sinh được cập nhật liên tục và đầy đủ hàng ngày từ các công ty chứng khoán.
3. Các thông tin liên quan đến giới hạn vị thế, ký quỹ bù trừ của từng loại chứng khoán, sản phẩm phái sinh theo từng loại nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán phái sinh.
4. Dữ liệu giao dịch ngoài hệ thống.
5. Dữ liệu vi phạm và xử lý vi phạm đối với các hoạt động về bù trừ thanh toán, giới hạn vị thế, ký quỹ của thành viên bù trừ.
Như vậy, khi thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cần lưu trữ những thông tin như dữ liệu bù trừ, thanh toán chứng khoán trên thị trường chứng khoán; dữ liệu về thông tin nhà đầu tư giao dịch chứng khoán và các sản phẩm phái sinh được cập nhật liên tục và đầy đủ hàng ngày từ các công ty chứng khoán;...và các thông tin khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường (Hình từ Internet)
Giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cần gửi báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định về báo cáo bất thường như sau:
Báo cáo giám sát bất thường
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo giám sát bất thường khi phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến hoạt động ký quỹ, giới hạn vị thế, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán không khắc phục ngay trong ngày vi phạm.
2. Báo cáo bất thường gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phát hiện sự việc.
3. Đối với báo cáo giám sát bất thường, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm lập báo cáo, có ý kiến đánh giá và đề xuất phương án xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.
Theo quy định trên thì báo cáo bất thường gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phát hiện sự việc.
Để làm rõ giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có thể yêu cầu đối tượng giám sát giải trình không?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định về việc yêu cầu giải trình đối với giao dịch có dấu hiệu bất thường như sau:
Phương thức giám sát tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
..
3. Giám sát các trường hợp vi phạm các quy định về bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; vi phạm quy định về giới hạn vị thế đối với thị trường chứng khoán phái sinh, vi phạm quy định về tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc việc nộp ký quỹ yêu cầu của nhà đầu tư dựa trên một hoặc các nguồn dữ liệu, thông tin sau:
a) Dữ liệu về vị thế, ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ, nhà đầu tư;
b) Các báo cáo định kỳ, thông tin phản ánh từ thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các đối tượng khác tham gia thị trường chứng khoán phái sinh;
c) Các nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Các nguồn thông tin khác.
4. Yêu cầu các thành viên thuộc đối tượng giám sát của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp thông tin và giải trình để làm rõ thêm các dấu hiệu bất thường theo quy định tại các khoản 02 Điều 16 Thông tư này.
5. Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra định kỳ hoặc bất thường đối với các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, trong trường hợp giao dịch chứng khoán trong hoạt động bù trừ có dấu hiệu bất thường thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền yêu cầu các thành viên thuộc đối tượng giám sát cung cấp thông tin và giải trình để làm rõ thêm các dấu hiệu bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?