Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được quy định thế nào? Thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong trường hợp này được quy định thế nào? câu hỏi của chị Trúc (Vinh).

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình như sau:

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Chiếu theo quy định này thì trường hợp người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được quy định thế nào?

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được quy định thế nào? (hình từ Internet)

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong trường hợp người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình là bao lâu?

Căn cứ Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Theo đó, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong trường hợp người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình là 02 năm kể từ ngày xác lập giao dịch.

Cũng theo quy định này thì trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

Khi nào thì một người bị tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự?

Căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:

Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Theo đó, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Cũng theo quy định này thì giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, một người bị xem là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyế định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án dựa trên kết luận giám định pháp y tâm thần.

Giao dịch dân sự vô hiệu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiền có được tính lãi suất khi Giao dịch dân sự vô hiệu
Pháp luật
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là gì? Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự?
Pháp luật
Mua tài sản do người trộm cắp bán lại thì hoa lợi phát sinh sẽ thuộc về ai? Giao dịch mua tài sản của người trộm cắp bán lại có bị vô hiệu hay không?
Pháp luật
Đòi lại tài sản đã bán trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như thế nào?
Pháp luật
Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được quy định thế nào?
Pháp luật
Bị lừa ký tên vào giấy trắng có thể gặp các rủi ro gì? Hợp đồng trong trường hợp bị lừa ký tên có hiệu lực không?
Pháp luật
Xử lý đối với giao dịch dân sự vô hiệu do người không có thẩm quyền đại diện xác lập theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch dân sự vô hiệu
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
5,772 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch dân sự vô hiệu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao dịch dân sự vô hiệu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào