Giao dịch mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá trên thị trường giữa các tổ chức tín dụng phải được lập thành hợp đồng gì?
- Giao dịch mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá trên thị trường giữa các tổ chức tín dụng phải được lập thành hợp đồng gì?
- Hợp đồng giao dịch mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng phải có những nội dung chính nào?
- Giá mua lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng được tính theo công thức nào?
Giao dịch mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá trên thị trường giữa các tổ chức tín dụng phải được lập thành hợp đồng gì?
Giao dịch mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá trên thị trường giữa các tổ chức tín dụng phải được lập thành hợp đồng gì, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 21/2012/TT-NHNN như sau:
Hợp đồng mua lại giấy tờ có giá
1. Giao dịch mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá trên thị trường liên ngân hàng phải được lập thành hợp đồng mua lại. Bên mua và bên bán có thể ký hợp đồng mua lại từng lần đối với từng giao dịch hoặc ký một hợp đồng mua lại tổng thể áp dụng chung đối với tất cả các giao dịch mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá. Hợp đồng mua lại được lập trên cơ sở thỏa thuận của các bên hoặc trên cơ sở Hợp đồng mua lại chuẩn do Ngân hàng Nhà nước hoặc các hiệp hội (Hiệp hội các nhà kinh doanh trái phiếu, Hiệp hội ngân hàng,...) ban hành phù hợp với thông lệ quốc tế, không trái với quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
…
Như vậy, theo quy định trên thì giao dịch mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá trên thị trường giữa các tổ chức tín dụng phải được lập thành hợp đồng mua lại.
Bên mua và bên bán có thể ký hợp đồng mua lại từng lần đối với từng giao dịch hoặc ký một hợp đồng mua lại tổng thể áp dụng chung đối với tất cả các giao dịch mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá.
Hợp đồng mua lại được lập trên cơ sở thỏa thuận của các bên hoặc trên cơ sở Hợp đồng mua lại chuẩn do Ngân hàng Nhà nước hoặc các hiệp hội (Hiệp hội các nhà kinh doanh trái phiếu, Hiệp hội ngân hàng,...) ban hành phù hợp với thông lệ quốc tế, không trái với quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Giao dịch mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá trên thị trường giữa các tổ chức tín dụng phải được thành lập thành hợp đồng gì? (Hình từ Internet)
Hợp đồng giao dịch mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng phải có những nội dung chính nào?
Hợp đồng giao dịch mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng phải có những nội dung chính được quy định tại tại khoản 3 Điều 24 Thông tư 21/2012/TT-NHNN như sau:
Hợp đồng mua lại giấy tờ có giá
…
2. Hợp đồng mua lại có thể được lập bằng văn bản qua hệ thống giao dịch điện tử, bản giấy, qua fax, hoặc phương tiện khác. Hợp đồng mua lại phải có đầy đủ dấu và chữ ký (chữ ký tay hoặc ký điện tử) của các bên thực hiện hợp đồng.
3. Hợp đồng mua lại bao gồm các nội dung chính sau:
a) Bên bán;
b) Bên mua;
c) Giấy tờ có giá được mua, bán: hình thức (chứng chỉ, ghi sổ), số seri, mệnh giá hoặc giá trị đến hạn thanh toán (là tổng số tiền được thanh toán khi đến hạn thanh toán giấy tờ có giá đó), tổ chức phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
d) Ngày mua;
đ) Giá mua;
e) Lãi suất mua;
g) Thời hạn mua;
h) Giá mua lại;
i) Ngày mua lại;
k) Phương thức thanh toán và chuyển giao giấy tờ có giá;
l) Xử lý tranh chấp, vi phạm hợp đồng;
m) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
n) Ngày giá trị của hợp đồng;
o) Các nội dung có liên quan khác.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng giao dịch mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng phải bao gồm những nội dung chính sau:
- Bên bán;
- Bên mua;
- Giấy tờ có giá được mua, bán: hình thức (chứng chỉ, ghi sổ), số seri, mệnh giá hoặc giá trị đến hạn thanh toán (là tổng số tiền được thanh toán khi đến hạn thanh toán giấy tờ có giá đó), tổ chức phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
- Ngày mua;
- Giá mua;
- Lãi suất mua;
- Thời hạn mua;
- Giá mua lại;
- Ngày mua lại;
- Phương thức thanh toán và chuyển giao giấy tờ có giá;
- Xử lý tranh chấp, vi phạm hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Ngày giá trị của hợp đồng;
- Các nội dung có liên quan khác.
Giá mua lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng được tính theo công thức nào?
Giá mua lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng được tính theo công thức được quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 21/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 18/2016/TT-NHNN như sau:
Lãi suất mua và cách xác định giá mua, giá mua lại
1. Lãi suất mua áp dụng trong mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo phương thức tự thỏa thuận trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất.
2. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá mua, giá mua lại cho từng giao dịch trên cơ sở lãi suất mua, thời hạn mua, bán đã thỏa thuận, thời hạn còn lại của giấy tờ có giá và các thông tin có liên quan khác.
Giá mua lại được tính theo công thức:
Giá mua lại = Giá mua x (1 + Lãi suất mua x Thời hạn mua, bán/ Số ngày thực tế của năm thực hiện giao dịch mua).
Như vậy, theo quy định trên thì giá mua lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng được tính theo công thức sau:
Giá mua lại = Giá mua x (1 + Lãi suất mua x Thời hạn mua, bán/ Số ngày thực tế của năm thực hiện giao dịch mua).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?