Giao dịch phức tạp là giao dịch như thế nào? Tổ chức tài chính phải làm gì đối với giao dịch phức tạp?
Giao dịch phức tạp là giao dịch như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định về giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp như sau:
Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp
1. Giao dịch có giá trị lớn bất thường là giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá trị giao dịch thường xuyên của khách hàng với đối tượng báo cáo.
2. Giao dịch phức tạp là giao dịch không phù hợp với quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của khách hàng hoặc không phù hợp với tần suất, phương thức và quy mô của các giao dịch tương đương trong cùng ngành, lĩnh vực.
Theo quy định trên, giao dịch phức tạp là giao dịch không phù hợp với quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của khách hàng hoặc không phù hợp với tần suất, phương thức và quy mô của các giao dịch tương đương trong cùng ngành, lĩnh vực.
Giám sát giao dịch phức tạp (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính phải làm gì đối với giao dịch phức tạp?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về việc giám sát một số giao dịch đặc biệt như sau:
Giám sát một số giao dịch đặc biệt
1. Đối tượng báo cáo phải giám sát đối với giao dịch đặc biệt sau đây:
a) Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ;
b) Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc Danh sách cảnh báo.
...
Trong đó, theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định thì:
Đối tượng báo cáo
1. Đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cho vay;
c) Cho thuê tài chính;
d) Dịch vụ thanh toán;
đ) Dịch vụ trung gian thanh toán;
e) Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;
g) Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;
h) Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;
i) Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
k) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
l) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;
m) Đổi tiền.
....
Theo quy định trên, tổ chức tài chính phải giám sát đối với giao dịch phức tạp theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, tổ chức tài chính còn phải giám sát đối với giao dịch có giá trị lớn bất thường theo quy định của Chính phủ; và giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc Danh sách cảnh báo.
Để giám sát giao dịch phức tạp, tổ chức tài chính phải áp dụng những biện pháp gì?
Theo khoản 2 Điều 20 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về việc giám sát một số giao dịch đặc biệt như sau:
Giám sát một số giao dịch đặc biệt
...
2. Để giám sát giao dịch đặc biệt, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 của Luật này; kiểm tra thông tin và mục đích của giao dịch; trường hợp có nghi ngờ, đối tượng báo cáo phải xem xét, phân tích, báo cáo giao dịch đáng ngờ và có thể từ chối giao dịch đó.
Như vậy, để giám sát giao dịch phức tạp, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 cụ thể:
Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền
...
2. Đối tượng báo cáo áp dụng các biện pháp tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng theo quy định sau đây:
...
c) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao, ngoài các biện pháp quy định tại điểm b khoản này, đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp tăng cường bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tăng cường và giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng.
...
Đồng thời, kiểm tra thông tin và mục đích của giao dịch. Trường hợp có nghi ngờ, đối tượng báo cáo phải xem xét, phân tích, báo cáo giao dịch đáng ngờ và có thể từ chối giao dịch đó.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào trong phòng, chống tội phạm rửa tiền?
Căn cứ theo Điều 50 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Trao đổi thông tin, tài liệu về hoạt động rửa tiền nhằm tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong nước và nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Chủ trì lập danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định có liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này.
Như vậy, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong phòng, chống tội phạm rửa tiền được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?
- Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất? Đào tạo lý luận chính trị gồm có mấy cấp theo quy định?
- Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?
- Đoàn viên bị mất việc làm được tạm dừng sinh hoạt công đoàn trong bao lâu? Đoàn viên chuyển sinh hoạt công đoàn phải thông báo với ai?
- Hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo với cơ quan nào về hoạt động cho thuê lại?