Giáo dục thể chất là gì? Giáo dục thể chất có phải là môn học bắt buộc đối với sinh viên không?
Giáo dục thể chất là gì?
Giáo dục thể chất là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Cụ thể, giáo dục thể chất bao gồm:
- Rèn luyện thể chất: Phát triển sức mạnh, sức bền, tính linh hoạt và các kỹ năng vận động cơ bản.
- Dạy kỹ năng thể thao: Hướng dẫn các môn thể thao khác nhau và quy tắc của chúng.
- Giáo dục sức khỏe: Truyền đạt kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân và lối sống lành mạnh.
- Phát triển tinh thần: Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần đồng đội, và khả năng lãnh đạo.
- Giáo dục an toàn: Dạy cách phòng tránh chấn thương và xử lý các tình huống khẩn cấp.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Giáo dục thể chất là gì? Giáo dục thể chất có phải là môn học bắt buộc đối với sinh viên không? (hình từ internet)
Giáo dục thể chất có phải là môn học bắt buộc đối với sinh viên không? Mục tiêu giáo dục thể chất là gì?
Theo Điều 2 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định về vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường như sau:
Vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường
1. Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
2. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định:
Chương trình môn học Giáo dục thể chất
1. Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non, thể hiện mục tiêu giáo dục thể chất; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục thể chất, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, cách thức đánh giá kết quả thực hiện môn học Giáo dục thể chất ở mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.
...
Như vậy, có thể thấy giáo dục thể chất là môn học bắt buộc đối với sinh viên.
Giáo dục thể chất nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục thể chất ở trường Đại học như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT quy định về tổ chức thực hiện chương trình như sau:
- Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình theo chương trình môn học Giáo dục thể chất để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập;
+ Tổ chức cập nhật, đánh giá chương trình môn học Giáo dục dục thể chất theo quy định hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tiễn và các tiến bộ của khoa học chuyên ngành;
+ Công bố công khai chương trình môn học Giáo dục thể chất ngay từ đầu khóa học để người học có thể lựa chọn các học phần và đăng ký học tập;
+ Bố trí giảng viên, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu của chương trình môn học Giáo dục dục thể chất và việc luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho người học, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và các nội dung khác quy định tại Thông tư này.
- Giảng viên có trách nhiệm kiểm tra và kiến nghị với cơ sở giáo dục đại học về các điều kiện đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn dạy học trước khi tổ chức dạy học.
- Giảng viên và người học có quyền từ chối không tham gia giảng dạy, học tập khi các điều kiện an toàn được xác định trong chương trình môn học Giáo dục thể chất không đảm bảo.
- Người học là người khuyết tật hoặc không đủ sức khỏe học một số nội dung trong chương trình môn học Giáo dục thể chất được xem xét miễn, giảm những nội dung không phù hợp hoặc được học các nội dung thay thế phù hợp.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể việc miễn, giảm và quy định các nội dung học tập thay thế đối với người khuyết tật, người không đủ sức khỏe học tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?