Giao nhận hàng hóa nguy hiểm dễ cháy, nổ cần đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy như thế nào?
- Phương tiện tham gia giao nhận hàng hóa nguy hiểm dễ cháy nổ phải đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thế nào?
- Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy đối với nhân sự trong công tác giao nhận hàng hóa nguy hiểm dễ cháy nổ thế nào?
- Về xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm dễ cháy nổ vào kho bãi phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Phương tiện tham gia giao nhận hàng hóa nguy hiểm dễ cháy nổ phải đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thế nào?
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với xe cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp.
Và phải bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau đây:
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
- Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
- Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
- Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
- Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy;
- Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
- Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở kính phía trước; phương tiện giao thông đường sắt phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
- Phương tiện thủy nội địa, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Giao nhận hàng hóa nguy hiểm dễ cháy, nổ cần đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy đối với nhân sự trong công tác giao nhận hàng hóa nguy hiểm dễ cháy nổ thế nào?
Về vấn đề anh nêu, hiện tại thì không có quy định nào bắt buộc khi vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ có cần người áp tải hay không cũng như số lượng của người thực hiện việc nạp lỏng này là bao nhiêu người, mà việc này là do đơn vị anh tự quyết định.
Bên cạnh đó có yêu cầu về nhân sự đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 8. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
...
4. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:
a) Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt;
b) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 33 Nghị định này."
Như vậy, bắt buộc những người làm việc, tham gia vào việc điều khiển phương tiện vận chuyển những chất, hàng hóa có nguy hiểm về cháy, nổ phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
Đồng thời tại Điều 8 Nghị định 42/2020/NĐ-CP có yêu cầu về người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
"Điều 8. Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.
2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định."
Như vậy đối với người tham gia vận chuyển như thủ kho, người áp tải, xếp, dỡ hàng hóa thì phải được tập huấn và có Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn.
Về xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm dễ cháy nổ vào kho bãi phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Về công tác xếp dỡ hàng hóa trong giao nhận hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ phải tuân thủ nguyên tắc theo quy định tại Điều 10 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 10. Xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hoá nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
2. Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.
3. Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
4. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định."
Tải về mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?