Giao thông đường thủy là gì? Tổ chức có quyền khai thác tài nguyên nước cho giao thông đường thủy hay không?
Giao thông đường thủy là gì?
Giao thông đường thủy là một hình thức vận tải sử dụng các tuyến đường trên sông, kênh rạch, hồ, và biển để di chuyển người và hàng hóa. Đây là một trong những phương thức giao thông quan trọng, đặc biệt là ở những khu vực có nhiều sông ngòi, kênh rạch, hoặc ven biển.
Các loại giao thông đường thủy:
Giao thông đường thủy nội địa: Đây là phương tiện vận chuyển chủ yếu cho các hàng hóa nặng như than đá, quặng, và các sản phẩm nông nghiệp do đó sẽ liên quan đến việc di chuyển trên các con sông, kênh rạch, và hồ trong phạm vi một quốc gia.
Giao thông đường biển: Đây là hình thức vận tải hàng hóa quốc tế phổ biến nhất, với các tàu container lớn di chuyển giữa các cảng biển trên khắp thế giới. Việc sử dụng tàu thuyền để di chuyển qua các đại dương và biển, kết nối các quốc gia và châu lục.
Lưu ý: Giao thông đường thủy và giao thông thủy thực chất là cùng một khái niệm, nhưng cách gọi có thể khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh hoặc thói quen sử dụng ngôn ngữ.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
"Hoạt động giao thông đường thủy nội địa gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa".
"Hoạt động giao thông đường thủy nội địa gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; hoạt động quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa".
Giao thông đường thủy là gì? Tổ chức có quyền khai thác tài nguyên nước cho giao thông đường thủy hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức có quyền khai thác tài nguyên nước cho giao thông đường thủy hay không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 42 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các quyền sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, giao thông thuỷ, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ và các mục đích khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Được hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
c) Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
d) Được dẫn nước chảy qua bất động sản liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, khởi kiện hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
e) Đề nghị cơ quan cấp phép khai thác tài nguyên nước tạm dừng có thời hạn hiệu lực của giấy phép khai thác tài nguyên nước;
g) Trường hợp phải cắt, giảm lượng nước khai thác hoặc tạm dừng có thời hạn hiệu lực của giấy phép khai thác tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thì được giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước tương ứng với số ngày và lượng nước khai thác bị cắt, giảm hoặc tạm dừng có thời hạn;
h) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tổ chức sẽ có quyền khai thác tài nguyên nước cho giao thông đường thuỷ theo quy định.
Nhà nước có khuyến khích sử dụng nguồn nước để phát triển giao thông đường thủy hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về việc sử dụng nước cho giao thông thủy như sau:
Sử dụng nguồn nước cho giao thông thủy
1. Nhà nước khuyến khích sử dụng nguồn nước để phát triển giao thông thủy.
2. Hoạt động giao thông thủy không được gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây hư hại, sạt lở lòng, bờ, bãi sông, kênh, mương, rạch; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Việc xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng giao thông thủy không được gây ô nhiễm nguồn nước, phù hợp với khả năng đáp ứng yêu cầu mực nước trên sông, suối và yêu cầu về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
Theo đó, Nhà nước có khuyến khích sử dụng nguồn nước để phát triển giao thông đường thủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?