Giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng những yêu cầu nào? Giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp phải có những nội dung gì?
Giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo được những yêu cầu cụ thể sau đây:
- Tuân thủ mục tiêu và nội dung của các mô - đun, tín chỉ trong chương trình đào tạo;
- Bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa kênh chữ và kênh hình;
- Nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô - đun, tín chỉ;
- Mỗi bài, chương của giáo trình phải có câu hỏi, bài tập; từng giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng;
- Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng;
- Đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác.
Những yêu cầu đối với giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp
Giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp phải có những nội dung gì?
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH đã quy định nội dung và cấu trúc của giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo có các nội dung như sau:
(1) Thông tin chung của giáo trình (tên mô - đun, tín chỉ, tên nghề đào tạo, trình độ đào tạo; tuyên bố bản quyền; lời giới thiệu; mục lục;...);
(2) Mã mô - đun, tín chỉ, vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình mô - đun;
(3) Nội dung của giáo trình mô - đun, tín chỉ; tên bài/chương; mã bài/chương; giới thiệu bài/chương; mục tiêu bài/chương; nội dung kiến thức, kỹ năng của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương (gồm: kiến thức, kỹ năng và quy trình, cách thức thực hiện công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);
(4) Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun, tín chỉ.
Yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ sơ cấp là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì chương trình đào tạo trình độ sơ cấp cần phải đáp ứng được những yêu cầu như sau:
Yêu cầu về chương trình, giáo trình đào tạo
1. Yêu cầu về chương trình đào tạo
a) Trong chương trình đào tạo, tên nghề phải được xác định cụ thể và có trong danh mục nghề, công việc của ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn hoặc có trong danh mục nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành;
b) Nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo đạt được mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại Khoản 1 và Điểm 1 Khoản 2 Điều 4 của Luật Giáo dục nghề nghiệp; quy định về khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp đối với từng nghề đào tạo và phù hợp với khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
c) Chương trình đào tạo phải xác định được số lượng và thời lượng của từng mô - đun, tín chỉ tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập;
d) Chương trình đào tạo bảo đảm tính khoa học, chính xác, tính hệ thống, thực tiễn và phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ; linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động. Sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu;
đ) Phân bổ thời gian chương trình và trình tự thực hiện các mô - đun, tín chỉ để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp có hiệu quả;
e) Quy định được yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, đội ngũ giáo viên để triển khai thực hiện chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng;
g) Đưa ra được phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt chuẩn đầu ra của các mô - đun, tín chỉ và của chương trình đào tạo;
h) Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?