Giáo viên bạo hành học sinh có bị buộc thôi việc hay không? Giáo viên bạo hành học sinh bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi giáo viên bạo hành học sinh có bị buộc thôi việc hay không? Ngoài ra, giáo viên bạo hành học sinh còn có thể bị xử phạt như thế nào? Trong quá trình công tác và giảng dạy, giáo viên phải ứng xử với học sinh thế nào cho phù hợp? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Giáo viên bạo hành học sinh có bị buộc thôi việc hay không?

Theo Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức như sau:

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, giáo viên có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Cụ thể theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
...

Đồng thời theo khoản 1 Điều 6 Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT như sau:

Ứng xử của giáo viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
...

Như vậy, giáo viên bạo hành học sinh gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể bị buộc thôi việc.

Giáo viên bạo hành học sinh có bị buộc thôi việc hay không? Giáo viên bạo hành học sinh bị xử phạt như thế nào?

Giáo viên bạo hành học sinh có bị buộc thôi việc hay không? (Hình từ Internet)

Giáo viên bạo hành học sinh có thể bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?

Theo Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học như sau:

Vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với người học.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Như vậy, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học hay nói cách khác là bạo hành học sinh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức (Theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP).

Ngoài việc bị xử phạt hành chính thì giáo viên còn buộc phải xin lỗi công khai đối với học sinh mà mình đã đánh, bạo hành trừ trường hợp người bị đánh hoặc đại diện hợp pháp của người bị đánh yêu cầu không xin lỗi công khai.

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và tỷ lệ tổn thương của người học sinh bị bạo hành mà giáo viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) với mức phạt tù cao nhất là tù chung thân.

Trong quá trình công tác và giảng dạy, giáo viên phải ứng xử với học sinh thế nào cho phù hợp?

Theo khoản 1 Điều 6 Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT như sau:

Ứng xử của giáo viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
...

Theo đó, đối với học sinh, trong quá trình công tác và giảng dạy, giáo viên phải đảm bảo những quy tắc ứng xử như sau:

- Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh;

- Mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương;

- Tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học;

- Tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

- Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

Bạo lực học đường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách viết bản kiểm điểm đánh nhau đơn giản cho học sinh? Học sinh đánh nhau bị xử lý kỷ luật thế nào?
Pháp luật
Khi xảy ra bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì cần có cách xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bài mẫu dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 hay, ngắn gọn như thế nào?
Pháp luật
Mẫu tranh vẽ phòng ngừa bạo lực học đường đẹp tham dự cuộc thi về phòng ngừa bạo lực học đường phải đáp ứng hình thức gì?
Pháp luật
Bài mẫu dự thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 ngắn gọn như thế nào?
Pháp luật
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là gì? Học sinh đánh nhau, gây thương tích cho người khác có bị đuổi học không?
Pháp luật
Thể lệ Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 thế nào?
Pháp luật
Học sinh, sinh viên khi phát hiện hành vi bạo lực học đường thì có trách nhiệm báo cáo với ai trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Pháp luật
Cô lập bạn bè trong lớp có bị xem là hành vi bạo lực học đường theo quy định pháp luật hay không?
Pháp luật
Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy tránh bạo lực học đường ở Việt Nam thế nào? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực học đường
1,716 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực học đường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào