Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng không được làm những việc nào và có nhiệm vụ gì khi quản lý học sinh?
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có nhiệm vụ gì khi quản lý học sinh?
Nhiệm vụ quản lý học sinh của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng tại Điều 6 Thông tư 42/2022/TT-BCA cụ thể:
- Nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu lý lịch của học sinh (họ, tên khai sinh, bí danh, tuổi, quê quán, nơi thường trú, thành viên gia đình, quan hệ xã hội, quá trình hoạt động); biết đặc điểm nhân dạng, hành vi vi phạm pháp luật, nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi vi phạm; diễn biến tư tưởng của từng học sinh.
Có sổ ghi chép học sinh trong Đội hoặc Tổ do mình phụ trách, thường xuyên bổ sung, cập nhật thông tin, tài liệu liên quan đến quá trình chấp hành quyết định của học sinh và thực hiện việc quản lý sổ ghi chép theo quy định.
- Hướng dẫn học sinh những điều cần biết khi vào trường giáo dưỡng.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc học sinh chấp hành nghiêm nội quy, quy định của trường giáo dưỡng; thực hiện nếp sống văn hóa, vệ sinh cá nhân, buồng ở, phòng ngủ, nơi sinh hoạt chung, giữ gìn an ninh, trật tự trường giáo dưỡng.
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục học sinh nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, các quy định khác có liên quan.
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp với Đội nghiệp vụ có liên quan tổ chức khai thác, thu thập thông tin về hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến các đối tượng vi phạm pháp luật đang ở ngoài xã hội mà chưa bị phát hiện, xử lý hoặc học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng mà mình biết hoặc liên quan.
- Trước khi đưa học sinh đi lao động, học tập mười lăm phút, Giáo viên chủ nhiệm phải nắm tình hình, kiểm tra trật tự nội vụ và phối hợp với cán bộ y tế giải quyết cho học sinh ốm, đau nghỉ lao động, học tập.
- Khi tổ chức cho học sinh tham gia học văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đi lao động hoặc thực hiện các hoạt động khác, Giáo viên chủ nhiệm phải ký nhận vào sổ giao nhận học sinh của cán bộ trực ban, Cảnh sát bảo vệ, hết giờ làm việc phải trực tiếp đưa học sinh về khu quản lý và bàn giao cho cán bộ trực ban, Cảnh sát bảo vệ và ký vào sổ giao nhận học sinh.
Việc đưa học sinh ra khỏi khu quản lý ngoài giờ hành chính phải có ý kiến bằng văn bản của Hiệu trưởng.
- Trong thời gian tổ chức cho học sinh lao động, học tập, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, Giáo viên chủ nhiệm không được tự ý rời khỏi vị trí.
Khi có yêu cầu của Hiệu trưởng hoặc có lý do chính đáng cần phải rời khỏi vị trí, Giáo viên chủ nhiệm phải trao đổi với Cảnh sát bảo vệ, nếu Cảnh sát bảo vệ không đủ khả năng quản lý, giám sát học sinh thì phải báo cáo chỉ huy Đội bố trí cán bộ thay thế, nếu không bố trí được cán bộ thay thế thì phải đưa tổ, đội học sinh về khu quản lý.
- Giáo viên chủ nhiệm đi công tác, nghỉ phép, nghỉ ốm, chuyển công tác hoặc nghỉ hưu phải bàn giao nhiệm vụ quản lý, giáo dục, tổ chức lao động, đào tạo nghề nghiệp đối với Đội hoặc Tổ học sinh cho cán bộ được giao nhiệm vụ thay thế; riêng trường hợp chuyển công tác hoặc nghỉ hưu còn phải bàn giao đầy đủ tài sản, sổ theo dõi và các tài liệu liên quan cho cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp nhận.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo của học sinh để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
- Phối hợp với các đội nghiệp vụ xây dựng, tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống tình huống đột xuất, bạo loạn, phá hoại trường giáo dưỡng, gây tổn hại sức khỏe, tính mạng, danh dự của cán bộ, học sinh; phòng, chống học sinh trốn hoặc có hành vi vi phạm nội quy trường giáo dưỡng; ngăn chặn đối tượng từ bên ngoài tấn công, gây rối tại trường giáo dưỡng; bảo vệ trường giáo dưỡng an toàn trong mọi tình huống.
- Phối hợp với cán bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, học tập, chăm sóc y tế cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng (Hình từ Internet)
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có quyền hạn như thế nào?
Quyền hạn của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng căn cứ Điều 9 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định:
Quyền hạn của Giáo viên chủ nhiệm
1. Giáo viên chủ nhiệm trong khi làm nhiệm vụ được áp dụng các biện pháp chuyên môn theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để quản lý, giáo dục học sinh.
2. Định kỳ 01 năm một lần tổ chức Đại hội học sinh, lựa chọn, giới thiệu học sinh thuộc Đội hoặc Tổ do mình phụ trách để bầu vào Ban tự quản học sinh; đề xuất bãi miễn thành viên Ban tự quản thuộc Đội hoặc Tổ học sinh khi học sinh đó vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc vì lý do chính đáng khác và làm báo cáo đề xuất với Đội nghiệp vụ có liên quan trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Ban tự quản theo định kỳ 01 năm 01 lần hoặc trong trường hợp cần thiết.
3. Phối hợp với các đội nghiệp vụ có liên quan để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng; kiểm duyệt thư, quà khi học sinh nhận, gửi.
4. Phối hợp với các đội nghiệp vụ đề xuất hoặc tham gia các cuộc họp xét, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh do mình phụ trách.
Như vậy, Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có quyền hạn sau:
- Giáo viên chủ nhiệm trong khi làm nhiệm vụ được áp dụng các biện pháp chuyên môn theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để quản lý, giáo dục học sinh.
- Định kỳ 01 năm một lần tổ chức Đại hội học sinh, lựa chọn, giới thiệu học sinh thuộc Đội hoặc Tổ do mình phụ trách để bầu vào Ban tự quản học sinh;
Đề xuất bãi miễn thành viên Ban tự quản thuộc Đội hoặc Tổ học sinh khi học sinh đó vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc vì lý do chính đáng khác và làm báo cáo đề xuất với Đội nghiệp vụ có liên quan trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Ban tự quản theo định kỳ 01 năm 01 lần hoặc trong trường hợp cần thiết.
- Phối hợp với các đội nghiệp vụ có liên quan để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng; kiểm duyệt thư, quà khi học sinh nhận, gửi.
- Phối hợp với các đội nghiệp vụ đề xuất hoặc tham gia các cuộc họp xét, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh do mình phụ trách.
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng không được làm những việc nào?
Những việc Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng không được làm căn cứ Điều 5 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định như sau:
- Vay, mượn, xin, mua, bán, trao đổi tiền, đồ vật của học sinh dưới bất kỳ hình thức nào; nhận lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất từ học sinh hoặc thân nhân của học sinh.
- Tiếp xúc, gặp gỡ thân nhân của học sinh nhằm mục đích vụ lợi. Trường hợp tiếp xúc với thân nhân học sinh để phối hợp quản lý, giáo dục học sinh thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và phải tiếp xúc tại nhà thăm gặp hoặc phòng tiếp công dân của trường giáo dưỡng.
- Cho học sinh sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc trái quy định, để cho học sinh tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm.
- Có lời nói, hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, phân biệt đối xử với học sinh không đúng quy định.
- Làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?