Giáo viên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử khi thường xuyên làm nhục học sinh của mình dẫn đến việc học sinh tự sát không?
- Giáo viên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử khi thường xuyên làm nhục học sinh của mình dẫn đến việc học sinh tự sát không?
- Người phạm tội bức tử là người có công với cách mạng thì có được giảm nhẹ hình phạt không?
- Người phạm tội bức tử khi chấp hành xong hình phạt tù thì sẽ được đương nhiên xóa án tích khi nào?
Giáo viên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử khi thường xuyên làm nhục học sinh của mình dẫn đến việc học sinh tự sát không?
Căn cứ Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội bức tử như sau:
Tội bức tử
1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.
Theo khoản 10 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định về một một số tình tiết định tội như sau:
Về một số tình tiết định tội
...
10. Người lệ thuộc quy định tại khoản 1 Điều 143 và đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình quy định tại khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại bị lệ thuộc vào người phạm tội về vật chất (ví dụ: người bị hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày...) hoặc lệ thuộc về tinh thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người phạm tội; người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn...).
...
Theo quy định trên, giáo viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử khi thường xuyên làm nhục học sinh của mình dẫn đến việc học sinh tự sát.
Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Trong trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên hoặc học sinh là người dưới 16 tuổi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Tội bức tử (Hình từ Internet)
Người phạm tội bức tử là người có công với cách mạng thì có được giảm nhẹ hình phạt không?
Theo điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
...
Theo đó, người phạm tội bức tử là người có công với cách mạng là một trong những tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người này.
Người phạm tội bức tử khi chấp hành xong hình phạt tù thì sẽ được đương nhiên xóa án tích khi nào?
Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 về đương nhiên được xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Như vậy, người phạm tội bức tử đương nhiên được xóa án tích khi chấp hành xong hình phạt tù và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?