Giáo viên của cơ sở đào tạo lái xe không ngồi bên cạnh để hỗ trợ cho học viên thực hành lái xe bị xử phạt như thế nào?
Hoạt động của cơ sở đào tạo lái xe được quản lý như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, việc quản lý hoạt động của cơ sơ đào tạo lái xe được quy định như sau:
- Cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và sát hạch lái xe có thể sử dụng sân sát hạch để đào tạo lái xe.
- Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô phải qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
- Lưu lượng đào tạo được xác định trên cơ sở số phòng học, sân tập lái quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe (sau đây viết tắt là Nghị định số 65/2016/NĐ-CP) và Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP. Cơ sở đào tạo phải đảm bảo số lượng học viên học thực hành đối với mỗi hạng giấy phép lái xe không được vượt quá khả năng đáp ứng số xe tập lái của cơ sở đào tạo.
- Cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải thông báo phương án hoạt động đào tạo với Sở Giao thông vận tải địa phương, nơi tổ chức đào tạo để thực hiện việc giám sát, quản lý.
Cơ sở đào tạo lái xe có những quyền và nghĩa vụ gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe được quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT cụ thể như sau:
- Tổ chức tuyển sinh đào tạo bảo đảm các điều kiện đối với người học theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
- Ký hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe.
- Cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải duy trì cơ sở vật chất, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
- Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ô tô theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe.
- Tổ chức đào tạo các hạng A1, A2, A3, A4 đúng phương án hoạt động đào tạo đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Được tổ chức đào tạo vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính cho người có nhu cầu, nhưng phải bảo đảm nội dung, chương trình và thời gian quy định.
- Đăng ký kỳ sát hạch theo quy định.
- Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và đảm bảo theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1) và bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 của Thông tư này.”.
- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan của khóa đào tạo.
- Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” và mang theo giấy phép xe tập lái; học viên tập lái xe trên đường phải đeo phù hiệu “Học viên tập lái xe”. Phù hiệu do cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 1a và Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này; niêm yết tên cơ sở đào tạo trên xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.”
- Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo cho người học lái xe ô tô và máy kéo hạng A4.
- Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.
- Tuyển dụng, quản lý, tổ chức tập huấn nghiệp vụ giáo viên dạy thực hành lái xe cho đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn và báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiểm tra cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành lái xe theo chương trình khung tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành lái xe quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Báo cáo đăng ký sát hạch
a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;
b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe), kế hoạch đào tạo của khóa học theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, Phụ lục 3b, Phụ lục 3c và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;
c) Báo cáo 1 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải đối với đào tạo lái xe các hạng A1, A2 trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày làm việc, hạng A3, A4 ngay sau khai giảng, các hạng B1, B2, D, E, F không quá 07 ngày sau khai giảng và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C; Trưởng cơ quan quản lý sát hạch kiểm tra, ký tên vào từng trang.
- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô trang bị và duy trì ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành và theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 của Thông tư này.
Giáo viên cơ sở đào tạo lái xe không ngồi bên cạnh hỗ trợ học viên thực hành lái xe bị xử lý như thế nào?
Giáo viên cơ sở đào tạo lái xe không ngồi bên cạnh để hỗ trợ học viên
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi vi phạm của giáo viên cơ sở đào tạo lái xe được quy định như sau:
"1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với giáo viên dạy lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giáo viên dạy thực hành để học viên không có phù hiệu “Học viên tập lái xe” lái xe tập lái hoặc có phù hiệu nhưng không đeo khi lái xe tập lái;
b) Giáo viên dạy thực hành chở người, hàng trên xe tập lái trái quy định;
c) Giáo viên dạy thực hành chạy sai tuyến đường trong Giấy phép xe tập lái; không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe (kể cả trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng);
d) Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy;
đ) Không có giáo án của môn học được phân công giảng dạy theo quy định hoặc có giáo án nhưng không phù hợp với môn được phân công giảng dạy;
e) Giáo viên dạy thực hành không mang theo Giấy phép xe tập lái hoặc mang theo Giấy phép xe tập lái đã hết giá trị sử dụng."
Có thể thấy, việc giáo viên không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên trong thời gian học thực hành có thể bị phạt tiền lên đến 800.000 đồng.
Như vậy, việc hoạt động của cơ sở đào tạo lái xe phải đảm bảo tuân theo các quy định về quản lý và đáp ứng được các quyền và nghĩa vụ nói trên. Hành vi vi phạm của giáo viên được xử lý thông qua các hình thức quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?