Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt khi nào? Quy trình đánh giá ra sao?

Cho tôi hỏi là giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt khi đáp ứng những điều kiện nào? Quy trình đánh giá thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn. Câu hỏi của chị V.T.T đến từ Quảng Nam.

Giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt khi nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:

Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
...
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;
d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

Theo đó, giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt khi có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên và tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt.

Trong đó, các tiêu chí sau đây phải đạt mức tốt, cụ thể:

- Tiêu chí 1 - Đạo đức nhà giáo: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

- Tiêu chí 3 - Phát triển chuyên môn bản thân: Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn bản thân.

- Tiêu chí 4 - Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em: Tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường; hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương.

- Tiêu chí 5 - Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em: Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.

- Tiêu chí 6 - Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em.

- Tiêu chí 7 - Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em: Chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp về kinh nghiệm vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em. Tham gia hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non.

- Tiêu chí 8 - Quản lý nhóm, lớp: Chia sẻ kinh nghiệm hay, hỗ trợ đồng nghiệp trong quản lý nhóm, lớp theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Tiêu chí 9 - Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện: Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc tổ chức xây dựng môi trường vật chất và môi trường văn hóa, xã hội đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với trẻ em.

Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt khi nào? Quy trình đánh giá ra sao?

Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt khi nào? Quy trình đánh giá ra sao? (Hình từ Internet)

Quy trình đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT, quy trình đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non thực hiện như sau:

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

Bước 2: Cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

Bước 3: Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.

Chu kỳ đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT về chu kỳ đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:

- Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo dục mầm non có thể rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

Giáo viên mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giáo viên mầm non có hành vi đánh trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
Pháp luật
Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non mới nhất? Tính theo mức lương cơ sở mới đối với giáo viên mầm non thế nào?
Pháp luật
Mẫu kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dành cho giáo viên mầm non? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Mẫu Danh sách giáo viên mầm non dân lập, tư thục đề nghị được hưởng chế độ hỗ trợ ở địa bàn có khu công nghiệp là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân giáo viên mầm non năm 2024 để xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở thế nào?
Pháp luật
Thời gian nghỉ hè giáo viên mầm non có được trả thu nhập tăng thêm không? Giáo viên mầm non dạy lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày thì giờ dạy trên lớp phải đảm bảo thế nào?
Pháp luật
Cách xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương của giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo Thông tư 13/2024?
Pháp luật
Kế toán chuyển làm giáo viên mầm non có được giữ nguyên bậc lương không? Mức lương đối với giáo viên mầm non?
Pháp luật
Trường hợp giáo viên mầm non chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Giáo viên mầm non dùng bạo lực để thúc ép trẻ ăn nhanh có vi phạm quy định pháp luật? Mức xử phạt hành chính cao nhất là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên mầm non
999 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên mầm non

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên mầm non

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào