Giáo viên dạy giỏi trong Bộ quốc phòng phải chuẩn bị hồ sơ ra sao để xem xét công nhận? Nộp hồ sơ cho tổ bộ môn và khoa xem xét như thế nào?
Giáo viên dạy giỏi trong Bộ quốc phòng phải chuẩn bị hồ sơ ra sao để xem xét công nhận?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 13/2022/TT-BQP như sau:
Hồ sơ của cá nhân nhà giáo
1. Đơn đề nghị theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản kê khai thành tích theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Các tài liệu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Hồ sơ của nhà giáo được đóng thành quyển, khổ giấy A4, bìa hồ sơ màu xanh da trời, không đóng bìa cứng, trình bày theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trong Bộ quốc phòng phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản kê khai thành tích theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Các tài liệu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Hồ sơ của nhà giáo được đóng thành quyển, khổ giấy A4, bìa hồ sơ màu xanh da trời, không đóng bìa cứng, trình bày theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trong Bộ quốc phòng phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ trên để được xem xét.
Giáo viên dạy giỏi (Hình từ Internet)
Giáo viên dạy giỏi trong Bộ quốc phòng phải nộp hồ sơ cho tổ, bộ môn và khoa xem xét công nhận danh hiệu theo quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 13/2022/TT-BQP như sau:
Quy trình xét, đề nghị cấp tổ, bộ môn, khoa
1. Cấp tổ, bộ môn
a) Nhà giáo căn cứ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này, tự nguyện lập hồ sơ (03 bộ), nộp cho tổ, bộ môn để đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi.
b) Chỉ huy tổ, bộ môn tổ chức họp toàn thể nhà giáo trong tổ, bộ môn để xét nhà giáo có đủ tiêu chuẩn theo quy định.
c) Tổ chức lấy tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Nhà giáo đạt 90% số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số nhà giáo trong tổ, bộ môn, được báo cáo lên khoa; hồ sơ gồm: Danh sách đề nghị theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo Hồ sơ của nhà giáo theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
d) Đối với cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện quy trình xét, đề nghị như quy định tại các điểm a, b Khoản này.
2. Cấp khoa
a) Chỉ huy khoa tổ chức phiên họp toàn thể nhà giáo trong khoa để xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.
b) Tổ chức lấy tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín (đối với các trường mầm non lấy ý kiến toàn thể giáo viên của trường). Nhà giáo đạt 90% số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số nhà giáo trong khoa, được khoa đề nghị lên Hội đồng cấp cơ sở, hồ sơ gồm: Các văn bản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; Biên bản phiên họp xét, đề nghị theo Mẫu số 06; Biên bản kiểm phiếu xét, đề nghị theo Mẫu số 07; Phiếu bầu theo Mẫu số 08; Danh sách nhà giáo được công nhận danh hiệu theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, quy trình xét, đề nghị cấp tổ, bộ môn, khoa của Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở thực hiện theo quy định trên để được công nhận.
Ai có thẩm quyền xét công nhận cho giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 13/2022/TT-BQP như sau:
Quy trình xét, đề nghị, công nhận cấp cơ sở
...
5. Thẩm quyền quyết định công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở
a) Đối với các nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng: Căn cứ đề nghị của Hội đồng cơ sở, Giám đốc, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận và Giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.
b) Đối với các nhà trường không trực thuộc Bộ Quốc phòng: Căn cứ đề nghị của Hội đồng cơ sở, Giám đốc, Hiệu trưởng báo cáo bằng văn bản với Thủ trưởng cấp quản lý trường ký quyết định công nhận và Giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.
c) Đối với trường mầm non, cấp quản lý trường ký quyết định và Giấy chứng nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.
6. Giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, thẩm quyền quyết định công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở
- Đối với các nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng: Căn cứ đề nghị của Hội đồng cơ sở, Giám đốc, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận và Giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.
- Đối với các nhà trường không trực thuộc Bộ Quốc phòng: Căn cứ đề nghị của Hội đồng cơ sở, Giám đốc, Hiệu trưởng báo cáo bằng văn bản với Thủ trưởng cấp quản lý trường ký quyết định công nhận và Giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.
- Đối với trường mầm non, cấp quản lý trường ký quyết định và Giấy chứng nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.
Như vậy, thẩm quyền quyết định công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở tùy thuộc nhà trường trực thuộc Bộ quốc phòng hay không mà có thẩm quyền như đã nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?