Giáo viên để có thể trở thành cộng tác viên thanh tra giáo dục cần phải đạt những tiêu chuẩn như thế nào?
- Giáo viên để có thể trở thành cộng tác viên thanh tra giáo dục cần phải đạt những tiêu chuẩn như thế nào?
- Nhiệm vụ mà một cộng tác viên thanh tra giáo dục cần thực hiện bao gồm những nhiệm vụ nào?
- Hiệu trưởng cần sắp xếp giảm định mức tiết dạy cho giáo viên kiêm nhiệm công tác cộng tác viên thanh tra như thế nào để đảm bảo công việc hai bên?
Giáo viên để có thể trở thành cộng tác viên thanh tra giáo dục cần phải đạt những tiêu chuẩn như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 31/2014/TT-BGDĐT) quy định về tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra giáo dục như sau:
"Điều 3. Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra giáo dục
1. Tiêu chuẩn chung
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
b) Am hiểu pháp luật và có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thanh tra giáo dục.
2. Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên phải có thêm các tiêu chuẩn sau:
a) Có thời gian công tác trong ngành giáo dục từ 5 năm trở lên;
b) Đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục; được đánh giá xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp hoặc chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên đối với từng cấp học và trình độ đào tạo; được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác hàng năm (đối với các trường hợp không phải là giảng viên, giáo viên);
c) Đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”
Theo đó, giáo viên phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan và am hiểu pháp luật và có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thanh tra giáo dục.
Ngoài ra, người kiêm nhiệm công tác cộng tác viên thanh tra giáo dục phải:
- Có thời gian công tác trong ngành giáo dục từ 5 năm trở lên;
- Đạt chuẩn về trình độ đào tạo;
- Xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp;
- Trình độ đào tạo; được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác hàng năm;
- Đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục.
Cộng tác viên thanh tra giáo dục (hình từ internet)
Nhiệm vụ mà một cộng tác viên thanh tra giáo dục cần thực hiện bao gồm những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 31/2014/TT-BGDĐT) quy định về nhiệm vụ của cộng tác viên thanh tra giáo dục như sau:
"Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên
1. Thường xuyên rèn luyện, tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh tra.
2. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và cơ sở giáo dục nơi cộng tác viên thanh tra giáo dục đang công tác theo dõi về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân công của thủ trưởng đơn vị.
3. Chấp hành quyết định trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi tham gia Đoàn thanh tra theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Phát hiện và báo cáo kịp thời với cơ quan thanh tra về những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương, cơ sở.
4. Được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, được đảm bảo các điều kiện, phương tiện làm việc, các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị quản lý cộng tác viên thanh tra."
Theo đó, khi giáo viên phải kiêm nhiệm cộng tác viên thanh tra giáo dục thì cần phải thực hiện các nhiệm vụ được nêu tại quy định vừa nêu trên.
Hiệu trưởng cần sắp xếp giảm định mức tiết dạy cho giáo viên kiêm nhiệm công tác cộng tác viên thanh tra như thế nào để đảm bảo công việc hai bên?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 11 và khoản 12 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy như sau:
"Điều 11. Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy
...
2. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:
a) Đối với giáo viên được huy động làm cộng tác viên thanh tra, thời gian làm việc quy đổi được tính theo Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục;
...
Theo đó, căn cứ Điều 7 Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 31/2014/TT-BGDĐT) quy định về chế độ đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục như sau:
"Điều 7. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục
Cộng tác viên thanh tra giáo dục sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục hiện đang công tác, được hưởng chế độ, chính sách đãi ngộ khi tham gia Đoàn thanh tra (không bao gồm thanh tra các kỳ thi) như sau:
1. Đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục là giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông: thời gian làm việc một buổi được thanh toán số tiền bằng 3 tiết (hoặc giờ dạy) định mức.
..."
Như vậy, khi lựa chọn giáo viên kiêm nhiệm công tác cộng tác viên thanh tra giáo dục thì hiệu trưởng cần sắp xếp giảm định mức tiết dạy của giáo viên đó 03 tiết để đảm bảo giáo viên có thời gian thực hiện công tác được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?