Giáo viên giáo dục nghề nghiệp được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A hay B theo quy định hiện nay?
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A hay B theo quy định hiện nay?
Hệ số lương của giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 14 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
Viên chức được xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
...
4. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.04, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.05, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
6. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.06, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
7. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.07, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
8. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.08, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
9. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp - Mã số: V.09.02.09, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Như vậy, theo quy định, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A hay B theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Có yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với viên chức được bổ nhiệm chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp không?
Yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 13 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp - Mã số: V.09.02.09
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy hoặc có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;
b) Có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững kiến thức của mô-đun được phân công giảng dạy; có kiến thức về các mô-đun liên quan của nghề được phân công giảng dạy;
b) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Có năng lực sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm;
d) Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun được phân công giảng dạy; biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy.
Như vậy, theo quy định, viên chức được bổ nhiệm chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp cần có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong khi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm.
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
(1) Giảng dạy trình độ sơ cấp; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
(2) Tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn nghề nghiệp;
(3) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy;
Góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun được phân công giảng dạy;
Thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn;
Thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp;
(4) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao;
Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn;
Dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy;
Tham gia bồi dưỡng cho giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
(5) Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất;
Luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?