Giáo viên trường mầm non tư thục có được phép tham gia vào Ban kiểm soát của nhà trường hay không?
Giáo viên trường mầm non tư thục có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về giáo viên trường mầm non tư thục như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên, nhân viên
1. Tiêu chuẩn
Giáo viên trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khỏe theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên, nhân viên
a) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo hợp đồng lao động đã ký với Chủ tịch Hội đồng quản trị, chủ đầu tư hoặc chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non.
b) Được hưởng chế độ tiền công, tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; có quyền tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật;
c) Được khen thưởng khi có thành tích theo quy định của các cấp quản lý giáo dục, nếu có đủ các tiêu chuẩn thì được xét phong tặng các danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân và kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.
Theo đó, giáo viên trường mầm non tư thục có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo hợp đồng lao động đã ký với Chủ tịch Hội đồng quản trị, chủ đầu tư hoặc chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non.
(2) Được hưởng chế độ tiền công, tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; có quyền tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật;
(3) Được khen thưởng khi có thành tích theo quy định của các cấp quản lý giáo dục, nếu có đủ các tiêu chuẩn thì được xét phong tặng các danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân và kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.
Giáo viên trường mầm non tư thục có được phép tham gia vào Ban kiểm soát của nhà trường hay không? (Hình từ Internet)
Trường mầm non tư thục có cần phải thông qua cơ quan quản lý để ký hợp đồng lao động với giáo viên hay không?
Căn cứ Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về Chủ tịch Hội đồng quản trị như sau:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có phẩm chất, đạo đức tốt, có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời giữ chức vụ Hiệu trưởng nếu có đủ các tiêu chuẩn của Hiệu trưởng được quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy chế này.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị; có quyền triệu tập các cuộc họp của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm chính về các quyết nghị của Hội đồng quản trị, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị; chủ trì các cuộc họp của Đại hội đồng thành viên góp vốn.
b) Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý về toàn bộ hoạt động của nhà trường, nhà trẻ và kiểm soát việc điều hành của Hiệu trưởng.
c) Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trường lớp, cung cấp trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng nhu cầu, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
d) Trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các chi phí khác cho Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên theo hợp đồng lao động.
đ) Được quyền ký hợp đồng lao động với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên.
e) Được quyền điều hành bộ máy tổ chức và sử dụng con dấu của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và ký các văn bản, quyết định của Hội đồng quản trị.
g) Được phép thỏa thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người bảo trợ trẻ.
h) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
Như vậy, trường mầm non tư thục không cần phải thông qua cơ quan quản lý để ký hợp đồng lao động với giáo viên mà sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường ký.
Giáo viên trường mầm non tư thục có được phép tham gia vào Ban kiểm soát của nhà trường hay không?
Căn cứ Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về Ban kiểm soát trường mầm non tư thục như sau:
Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát của nhà trường, nhà trẻ tư thục do Hội đồng quản trị thành lập, có số lượng từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có đại diện thành viên góp vốn, giáo viên, đại diện cha mẹ học sinh. Trong Ban kiểm soát phải có thành viên có chuyên môn về kế toán. Trưởng Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị bầu trực tiếp.
2. Thành viên của Ban Kiểm soát không phải là thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Kế toán trưởng và không có quan hệ cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, anh chị em ruột với thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Kế toán trưởng nhà trường, nhà trẻ.
3. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.
4. Ban kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, của Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu và các đơn vị, tổ chức trong nhà trường, nhà trẻ;
b) Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của nhà trường, nhà trẻ và thực hiện chế độ tài chính công khai;
c) Định kỳ thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của mình và nội dung các báo cáo, kết luận, kiến nghị của Ban kiểm soát trước khi chính thức thông qua Đại hội đồng thành viên góp vốn;
d) Báo cáo Đại hội đồng thành viên góp vốn về kết quả kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường tại các kỳ họp của Đại hội đồng thành viên góp vốn;
đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
Theo quy định trên thì giáo viên trường mầm non tư thục được phép tham gia vào Ban kiểm soát của nhà trường
Tuy nhiên giáo viên cần phải đáp ứng một số điều kiện sau để tham gia Ban kiểm soát:
- Không phải là thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Kế toán trưởng.
- Không có quan hệ cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, anh chị em ruột với thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Kế toán trưởng nhà trường, nhà trẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?