Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học được cử làm Tổng phụ trách Đội cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học được cử làm Tổng phụ trách Đội phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học được quy định như thế nào?
- Việc cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học cần ý kiến thống nhất của ai?
Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học được cử làm Tổng phụ trách Đội phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội như sau:
Tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội
1. Giáo viên được chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đang giữ (tiêu chuẩn đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập; tiêu chuẩn đối với giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập).
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội.
c) Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
2. Ưu tiên chọn giáo viên có khả năng về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Tiêu chuẩn đối với giáo viên tiểu học hạng III tại Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định:
Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29
1. Nhiệm vụ
...
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học;
b) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;
c) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện giảng dạy, giáo dục bảo đảm chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh;
d) Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;
đ) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh;
e) Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn bản thân; biết áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục; hướng dẫn học sinh tự làm được đồ dùng dạy học;
g) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.
Theo đó, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học hạng III được chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
- Đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học đó đang giữ là giáo viên tiểu học hạng III;
- Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội.
- Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Ưu tiên chọn giáo viên có khả năng về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Tổng phụ trách Đội trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội. Theo đó, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên theo quy định tại Điều lệ trường mà giáo viên đó đang dạy.
- Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
- Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.
- Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Việc cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học cần ý kiến thống nhất của ai?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội như sau:
Cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội
1. Hiệu trưởng thống nhất với Hội đồng trường về việc chọn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội.
2. Hiệu trưởng ra quyết định cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội của nhà trường sau khi có ý kiến thống nhất của phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo (đơn vị quản lý trực tiếp nhà trường) và Hội đồng Đội cùng cấp.
Theo đó, hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học thống nhất với Hội đồng trường về việc chọn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội.
Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học ra quyết định cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội của nhà trường sau khi có ý kiến thống nhất của phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo (đơn vị quản lý trực tiếp nhà trường) và Hội đồng Đội cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?