Giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú được cử làm Tổng phụ trách Đội của trường cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định?
- Giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú được cử làm Tổng phụ trách Đội của trường cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện được quy định như thế nào?
- Nhà trường có bắt buộc phải bố trí giáo viên trở lại giảng dạy theo đúng chuyên ngành khi hết thời hạn được cử làm Tổng phụ trách Đội không?
Giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú được cử làm Tổng phụ trách Đội của trường cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định?
Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập áp dụng đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở), trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở và trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật (theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT).
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội như sau:
Tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội
1. Giáo viên được chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đang giữ (tiêu chuẩn đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập; tiêu chuẩn đối với giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập).
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội.
c) Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
2. Ưu tiên chọn giáo viên có khả năng về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Theo đó, giáo viên được chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội trong trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
- Đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học đó đang giữ;
- Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội.
- Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Ưu tiên chọn giáo viên có khả năng về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Tổng phụ trách Đội (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội. Theo đó, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện mà giáo viên đó đang dạy.
- Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
- Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.
- Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Nhà trường có bắt buộc phải bố trí giáo viên trở lại giảng dạy theo đúng chuyên ngành khi hết thời hạn được cử làm Tổng phụ trách Đội không?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT như sau:
Thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội
1. Thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội là 05 năm. Hết thời hạn trên, nhà trường có trách nhiệm bố trí giáo viên trở lại giảng dạy theo đúng chuyên ngành được đào tạo.
2. Trường hợp giáo viên hết thời hạn được cử nhưng còn đủ tiêu chuẩn và có nguyện vọng tiếp tục làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng thống nhất với Hội đồng trường để xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
3. Trường hợp giáo viên chưa hết thời hạn được cử mà thôi không làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng ra quyết định thôi cử đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, đồng thời cùng Hội đồng trường xem xét, chọn và cử giáo viên khác thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Theo đó, hết thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội là 05 năm, nhà trường có trách nhiệm bố trí giáo viên trở lại giảng dạy theo đúng chuyên ngành được đào tạo.
Trường hợp giáo viên hết thời hạn được cử nhưng còn đủ tiêu chuẩn và có nguyện vọng tiếp tục làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng thống nhất với Hội đồng trường để xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?