Giày cách điện, ủng cách điện là gì? Giày cách điện, ủng cách điện sản xuất trong nước phải được quản lý như thế nào?

Tôi có thắc mắc là không biết giày cách điện, ủng cách điện sản xuất trong nước phải được quản lý như thế nào? Trong quá trình sử dụng được quản lý ra sao? Mong được giải đáp sớm. Đây là câu hỏi của anh T.B đến từ Khánh Hòa.

Giày cách điện, ủng cách điện là gì?

Giày cách điện, ủng cách điện được giải thích tại tiết 1.3.1 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 15:2013/BLĐTBXH như sau:

Giày cách điện hoặc ủng cách điện là các loại giày hoặc ủng bảo vệ người khỏi điện giật bằng cách ngăn chặn các dòng điện nguy hiểm chạy qua cơ thể người thông qua bàn chân.

Như vậy, giày cách điện, ủng cách điện là các loại giày hoặc ủng bảo vệ người khỏi điện giật bằng cách ngăn chặn các dòng điện nguy hiểm chạy qua cơ thể người thông qua bàn chân.

giày cách điện

Giày cách điện, ủng cách điện (Hình từ Internet)

Giày cách điện, ủng cách điện sản xuất trong nước phải được quản lý như thế nào?

Giày cách điện, ủng cách điện sản xuất trong nước phải được quản lý theo tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 15:2013/BLĐTBXH như sau:

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Giày hoặc ủng cách điện sản xuất trong nước
3.1.1. Ủng hoặc giày cách điện sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện và thực hiện theo phương thức: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong << Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật >> ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.1.2. Ủng hoặc giày cách điện sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định tại mục 5.3 của Tiêu chuẩn BS EN 50321:2000 và theo quy định của pháp luật hiện hành.
...

Như vậy, giày cách điện, ủng cách điện sản xuất trong nước phải được quản lý như sau:

- Ủng hoặc giày cách điện sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.

Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện và thực hiện theo phương thức:

+ Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;

+ Giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong << Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật >> ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

- Ủng hoặc giày cách điện sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định tại mục 5.3 của Tiêu chuẩn BS EN 50321:2000 và theo quy định của pháp luật hiện hành.

Giày cách điện, ủng cách điện trong quá trình sử dụng được quản lý như thế nào?

Giày cách điện, ủng cách điện trong quá trình sử dụng được quản lý theo tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 15:2013/BLĐTBXH như sau:

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
...
3.4. Quản lý ủng hoặc giày cách điện trong quá trình sử dụng
3.4.1. Ủng hoặc giày cách điện phải được bảo quản trong môi trường khô ráo thoáng mát, cách xa vật phát nhiệt, không bị ảnh hưởng của các dung môi có hại và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.2. Sử dụng ủng hoặc giày cách điện đúng mục đích, theo đúng chức năng và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.3. Ủng hoặc giày cách điện phải được thử nghiệm thường xuyên ít nhất 01 lần trong 6 tháng. Việc thử nghiệm thường xuyên được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục B của Tiêu chuẩn BS EN 50321:2000.
Sau mỗi lần thử nghiệm thường xuyên phải có biên bản ghi lại kết quả thử nghiệm và dán tem trên ủng hoặc giày cách điện, trên đó ghi kết quả thử nghiệm đạt hay không đạt và thời hạn thử nghiệm tiếp theo.
Không sử dụng ủng hoặc giày cách điện nếu kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu.

Theo đó, giày cách điện, ủng cách điện trong quá trình sử dụng được quản lý như sau:

- Ủng hoặc giày cách điện phải được bảo quản trong môi trường khô ráo thoáng mát, cách xa vật phát nhiệt, không bị ảnh hưởng của các dung môi có hại và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Sử dụng ủng hoặc giày cách điện đúng mục đích, theo đúng chức năng và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Ủng hoặc giày cách điện phải được thử nghiệm thường xuyên ít nhất 01 lần trong 6 tháng. Việc thử nghiệm thường xuyên được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục B của Tiêu chuẩn BS EN 50321:2000.

Sau mỗi lần thử nghiệm thường xuyên phải có biên bản ghi lại kết quả thử nghiệm và dán tem trên ủng hoặc giày cách điện, trên đó ghi kết quả thử nghiệm đạt hay không đạt và thời hạn thử nghiệm tiếp theo.

Không sử dụng ủng hoặc giày cách điện nếu kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu.

Giày cách điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giày cách điện, ủng cách điện là gì? Giày cách điện, ủng cách điện sản xuất trong nước phải được quản lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giày cách điện
1,523 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giày cách điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giày cách điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào