Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ cấp cho ai? Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm mục gì?
Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ cấp cho ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 130/2008/NĐ-CP quy định giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi là Giấy chứng minh sĩ quan) chỉ cấp cho sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang phục vụ tại ngũ.
...
Theo đó, giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi là Giấy chứng minh sĩ quan) chỉ cấp cho sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang phục vụ tại ngũ.
Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm mục gì?
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 130/2008/NĐ-CP quy định giấy chứng minh sĩ quan được cấp nhằm mục đích sau:
Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
...
2. Giấy chứng minh sĩ quan được cấp nhằm mục đích sau:
a) Chứng minh người được cấp Giấy chứng minh sĩ quan là sĩ quan đang phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
b) Phục vụ công tác chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và thực hiện các giao dịch dân sự;
c) Phục vụ công tác quản lý sĩ quan.
Theo đó, giấy chứng minh sĩ quan được cấp nhằm mục đích sau đây:
- Chứng minh người được cấp Giấy chứng minh sĩ quan là sĩ quan đang phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Phục vụ công tác chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và thực hiện các giao dịch dân sự;
- Phục vụ công tác quản lý sĩ quan.
Mặt trước và mặt sau Giấy chứng minh sĩ quan bao gồm những thông tin gì?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Thông tư 218/2016/TT-BQP quy định thông tin trên Giấy chứng minh sĩ quan như sau:
Thông tin trên Giấy chứng minh sĩ quan; Thẻ sĩ quan dự bị
1. Mặt trước Giấy chứng minh sĩ quan
a) Số: Là số hiệu sĩ quan gồm 8 chữ số;
b) Họ tên: Ghi họ, chữ đệm, tên theo giấy khai sinh, chữ in hoa, đủ dấu;
c) Cấp bậc: Cấp bậc thiếu úy đến cấp bậc đại úy, ghi cấp úy; cấp tá và cấp tướng ghi cấp bậc quân hàm sĩ quan hiện tại;
d) Đơn vị cấp: Giấy chứng minh sĩ quan cấp tướng ghi Bộ Quốc phòng; Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy ghi tên đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
đ) Ngày, tháng, năm: Ghi ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng minh sĩ quan;
e) Ảnh: Quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
g) Hạn sử dụng: Quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
2. Mặt sau Giấy chứng minh sĩ quan
a) Ngày, tháng, năm sinh: Ghi theo giấy khai sinh;
b) Dân tộc: Ghi tên dân tộc theo quy định của pháp luật;
c) Quê quán: Ghi xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Nơi thường trú: Là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của gia đình; trường hợp chưa đăng ký hộ khẩu thì ghi theo hộ khẩu của vợ, chồng, con hoặc bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp; địa danh hành chính cấp xã ghi thôn, bản, ấp, xã trở lên; thị xã, thành phố ghi số nhà, ngõ, ngách, đường phố, phường trở lên;
đ) Nhân dạng: Ghi chiều cao, đặc điểm riêng quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
e) Nhóm máu: Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
...
Theo đó, mặt trước và mặt sau Giấy chứng minh sĩ quan bao gồm những thông tin sau đây:
- Mặt trước Giấy chứng minh sĩ quan
+ Số: Là số hiệu sĩ quan gồm 8 chữ số;
+ Họ tên: Ghi họ, chữ đệm, tên theo giấy khai sinh, chữ in hoa, đủ dấu;
+ Cấp bậc: Cấp bậc thiếu úy đến cấp bậc đại úy, ghi cấp úy; cấp tá và cấp tướng ghi cấp bậc quân hàm sĩ quan hiện tại;
+ Đơn vị cấp: Giấy chứng minh sĩ quan cấp tướng ghi Bộ Quốc phòng; Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy ghi tên đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
+ Ngày, tháng, năm: Ghi ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng minh sĩ quan;
+ Ảnh: Quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
+ Hạn sử dụng: Quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
- Mặt sau Giấy chứng minh sĩ quan
+ Ngày, tháng, năm sinh: Ghi theo giấy khai sinh;
+ Dân tộc: Ghi tên dân tộc theo quy định của pháp luật;
+ Quê quán: Ghi xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Nơi thường trú: Là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của gia đình; trường hợp chưa đăng ký hộ khẩu thì ghi theo hộ khẩu của vợ, chồng, con hoặc bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp; địa danh hành chính cấp xã ghi thôn, bản, ấp, xã trở lên; thị xã, thành phố ghi số nhà, ngõ, ngách, đường phố, phường trở lên;
+ Nhân dạng: Ghi chiều cao, đặc điểm riêng quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
+ Nhóm máu: Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?