Giấy chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị là gì? Giấy chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị gồm những nội dung nào?
Giấy chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị là gì?
Giấy chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT như sau:
6. Giấy chứng nhận an toàn hệ thống là chứng chỉ của Tổ chức chứng nhận xác nhận tuyến đường sắt đô thị được thiết kế, xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quản lý an toàn và đủ điều kiện an toàn vận hành.
7. Hệ thống quản lý an toàn vận hành là hệ thống quản lý của Tổ chức vận hành, bao gồm các quy định, hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và các quy trình quản lý của Tổ chức vận hành được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quản lý an toàn, được cấp có thẩm quyền phê duyệt để kiểm soát hiệu quả các rủi ro.
8. Kiểm tra, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành là việc kiểm tra, đánh giá định kỳ của Cơ quan quản lý nhà nước để chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn vận hành được Tổ chức vận hành duy trì liên tục, hoạt động có hiệu quả phù hợp với quy định của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị là chứng chỉ của Tổ chức chứng nhận xác nhận tuyến đường sắt đô thị được thiết kế, xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quản lý an toàn và đủ điều kiện an toàn vận hành.
Giấy chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị gồm những nội dung nào?
Giấy chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị gồm những nội dung được quy định tại Điều 9 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT, khoản 6 Điều 3 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT như sau:
Giấy chứng nhận an toàn hệ thống
Giấy chứng nhận an toàn hệ thống bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
1. Tên, địa chỉ của Tổ chức chứng nhận.
2. Tên của tuyến, đoạn tuyến đường sắt đô thị.
3. Tên, địa chỉ của tổ chức vận hành.
4. Thông tin về đặc tính kỹ thuật của tuyến đường sắt đô thị, bao gồm: khổ đường, chiều dài tuyến, đoạn tuyến, số ga, hệ thống cung cấp điện sức kéo, thành phần đoàn tàu, hệ thống thông tin - tín hiệu, năng lực chuyên chở.
5. Tiêu chuẩn áp dụng để chứng nhận.
6. Kết luận của Tổ chức chứng nhận về sự phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng và an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị gồm những nội dung cơ bảo sau:
- Tên, địa chỉ của Tổ chức chứng nhận.
- Tên của tuyến, đoạn tuyến đường sắt đô thị.
- Tên, địa chỉ của tổ chức vận hành.
- Thông tin về đặc tính kỹ thuật của tuyến đường sắt đô thị, bao gồm: khổ đường, chiều dài tuyến, đoạn tuyến, số ga, hệ thống cung cấp điện sức kéo, thành phần đoàn tàu, hệ thống thông tin - tín hiệu, năng lực chuyên chở.
- Tiêu chuẩn áp dụng để chứng nhận.
- Kết luận của Tổ chức chứng nhận về sự phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng và an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị.
Việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị khi xây dựng mới gồm những nội dung gì?
Việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị khi xây dựng mới gồm những nội dung được quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT, khoản 4 và khoản 6 Điều 3 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT như sau:
Nội dung đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống khi xây dựng mới
1. Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hệ thống sau: phương tiện; hệ thống thông tin - tín hiệu điều khiển chạy tàu; hệ thống cung cấp điện sức kéo; cửa chắn ke ga (nếu có).
2. Đánh giá rủi ro phương án sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp, trên cầu cạn, trong đường hầm, nhà ga; đánh giá rủi ro kiểm soát khói, thoát nhiệt, thông gió trong đường hầm.
3. (Bãi bỏ).
4. Đánh giá tích hợp hệ thống.
5. Đánh giá thử nghiệm vận hành, chạy thử hệ thống.
6. Đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.
7. (Bãi bỏ).
Như vậy, theo quy định trên thì việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị khi xây dựng mới gồm những nội dung sau:
- Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hệ thống sau: phương tiện; hệ thống thông tin - tín hiệu điều khiển chạy tàu; hệ thống cung cấp điện sức kéo; cửa chắn ke ga (nếu có).
- Đánh giá rủi ro phương án sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp, trên cầu cạn, trong đường hầm, nhà ga; đánh giá rủi ro kiểm soát khói, thoát nhiệt, thông gió trong đường hầm.
- Đánh giá tích hợp hệ thống.
- Đánh giá thử nghiệm vận hành, chạy thử hệ thống.
- Đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?