Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ là gì? GCN bảo hiểm nhân thọ là bằng chứng giao kết hợp đồng đúng không?
Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ là gì? GCN bảo hiểm nhân thọ là bằng chứng giao kết hợp đồng đúng không?
Hiện nay, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cũng như các văn bản hướng dẫn không có quy định nào giải thích thế nào là Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ.
Tuy nhiên tại khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 giải thích về Bảo hiểm nhân thọ như sau:
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Theo đó, Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ có thể được hiểu là một văn bản do công ty bảo hiểm nhân thọ phát hành, xác nhận việc giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giữa công ty bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.
Thông thường, Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ thường có màu hồng, có dấu đỏ của công ty bảo hiểm và được ký bởi đại diện của công ty.
Tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm như sau:
Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ là một trong các loại bằng chứng giao kết hợp đồng nhân thọ do luật định.
Ngày hiệu lực hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là ngày phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm đúng không?
Ngày hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Điều 16 Thông tư 67/2023/TT-BTC như sau:
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm là một trong các trường hợp sau:
a) Nếu bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm còn sống vào thời điểm bản yêu cầu bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chấp thuận, ngày hiệu lực hợp đồng là ngày bên mua bảo hiểm nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và đã đóng đủ phí bảo hiểm (tạm tính) của hợp đồng bảo hiểm;
b) Nếu bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm còn sống vào thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm, ngày hiệu lực hợp đồng là ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
c) Là thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm.
Theo đó, nếu bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm còn sống vào thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm, ngày hiệu lực hợp đồng là ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ là gì? GCN bảo hiểm nhân thọ là bằng chứng giao kết hợp đồng đúng không? (hình từ internet)
Việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo các nguyên tắc được nêu tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, cụ thể như sau:
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:
1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này;
3. Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;
4. Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
5. Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
Như vậy, việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo các nguyên tắc kể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?